menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
My Lăng

Chính sách TTCK 2020 (Kỳ 1): Năm bản lề của Luật Chứng khoán mới

Luật Chứng khoán năm 2019 sau khi được thông qua vào tháng 11/2019 và sẽ có hiệu lực kể từ năm 2021. Năm 2020 trở thành năm bản lề để đưa Luật Chứng khoán mới trở thành khung pháp lý mới điều chỉnh thị trường chứng khoán (TTCK).

Xây dựng hành lang pháp lý để triển khai Luật Chứng khoán mới

Trong năm, nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, cơ quan quản lý đã thực hiện lấy ý kiến bằng nhiều văn bản hướng dẫn dựa theo Luật Chứng khoán mới. Cụ thể, Bộ Tài chính cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã thực hiện lấy ý kiến dự thảo các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán. Chẳng hạn như Nghị định Hướng dẫn Luật Chứng khoán về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh; Thông tư Hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán; Nghị định và Thông tư Hướng dẫn xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán…

Là cơ sở pháp lý nền tảng mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ góp phần giúp TTCK ngày càng phát triển, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư; tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; từ đó, giúp TTCK ngày càng công khai và minh bạch, đặc biệt là sẽ nâng cao được năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý.

Trong những tháng cuối năm, Bộ Tài chính đã ban hành một số thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán mới như Thông tư 95/2020 hướng dẫn giám sát giao dịch trên TTCK hay Thông tư 96/2020 hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK.

Sửa đổi văn bản hướng dẫn giao dịch trên TTCK

Một dự thảo đáng chú ý trong năm 2020 là việc thực hiện lấy ý kiến sửa đổi Thông tư hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán, thay thế cho Thông tư số 203/2015.

Những cơ chế giao dịch mới: Bán khống, giao dịch T+0, bán chứng khoán chờ về

Dự thảo thông tư mới có thêm các điều, khoản quy định về giao dịch chứng khoán trong ngày và giao dịch bán khống có đảm bảo. Với việc xây dựng khung pháp lý cho các nghiệp vụ giao dịch này, trong tương lai thị trường chứng khoán có thể sẽ có nhiều sản phẩm và phương thức giao dịch hơn để nhà đầu tư lựa chọn cho phù hợp với diễn biến thị trường. Các nền tảng giao dịch mới được đưa vào sẽ giúp vận hành các sản phẩm nghiệp vụ mới trên thị trường, làm thay đổi diện mạo thị trường.

Ở góc độ cơ quan quản lý, trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán, UBCKNN có thể yêu cầu các công ty chứng khoán tạm ngừng hoạt động giao dịch bán khống có bảo đảm và giao dịch trong ngày.

Mặc dù cơ sở pháp lý đã được xây dựng nhưng việc triển khai các cơ chế này vẫn chưa được thực hiện vì lý do hạ tầng. Đơn cử như một cơ chế giao dịch khác là bán chứng khoán chờ về đã từng được quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC tới nay vẫn chưa triển khai áp dụng vì lý do hệ thống giao dịch chưa đáp ứng được.

Theo chia sẻ của lãnh đạo từ UBCKNN, dự kiến 2021, sau khi hệ thống công nghệ thông tin mới đưa vào vận hành thông suốt thì hoạt động giao dịch trong ngày sẽ được phép triển khai.

Cơ chế ngắt mạch thị trường

Trong Dự thảo thông tư mới thay thế Thông tư số 203/2015/TT-BTC, quy định về cơ chế ngắt mạch thị trường (circuit breaker) cũng được thêm vào. Đây là cơ chế tạm dừng giao dịch tự động trong phiên giao dịch khi giá chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán biến động chạm các ngưỡng xác định trên hệ thống giao dịch chứng khoán của sở giao dịch chứng khoán.

Bộ Tài chính cho biết, Sở giao dịch chứng khoán sẽ quy định cơ chế ngắt mạch thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Bên cạnh công cụ ngắt mạch thị trường, Bộ Tài chính cho hay trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, UBCKNN sẽ quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá.

Theo Dự thảo thông tư, UBCKNN quyết định việc áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường và/hoặc cơ chế biên độ dao động giá căn cứ theo điều kiện thực tiễn của thị trường.

15 tuổi được mở tài khoản chứng khoán

Điểm đáng chú ý thứ ba là nhà đầu tư cá nhân đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được phép mở tài khoản giao dịch chứng khoán nhưng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Đây là lần đầu tiên Bộ Tài chính quy định chi tiết về độ tuổi được mở tài khoản chứng khoán.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại