menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
TS Hồ Quốc Tuấn

Chính sách tiền tệ "vận động"

"NHNN không có động thái giảm thêm lãi suất huy động nhưng đã giao Hiệp hội Ngân hàng vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất ngay trong tháng 7/2021."

Nhiều người bức xúc ngân hàng lãi lớn, thậm chí có ngân hàng "giấu lãi", nhưng cần nhìn vào kỹ hơn về lợi nhuận ngân hàng để có một bức tranh rõ ràng hơn về chuyện giảm lãi vay.

Lợi nhuận ngân hàng 2021 nhìn đẹp do 3 thứ.

1) NIM cải thiện. Lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất cho vay không giảm tương tứng nên NIM tăng 30-40% (số của UBGSTC QG công bố Q1). Đầu vào giảm mạnh nhưng đầu ra vẫn 9-10% thậm chí hơn nên NIM tăng thôi.

Và đây cũng là nguyên nhân chính yêu cầu ngân hàng hỗ trợ bằng cách đồng thuận giảm lãi vay.

2) Thu dịch vụ tăng 2 con số phần trăm, hơn 10% bình quân

3) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh nhờ thông tư 01, 03.

Túm lại, lợi nhuận ngân hàng nhìn đẹp là nhờ 3 món: thông tư 03, 01 khiến cục chi phí to đùng là dự phòng rủi ro giảm (đây là ứng trước tương lai), phí dịch vụ, và NIM cải thiện.

Vậy giờ giảm lãi chút hỗ trợ là có lý chứ sao?

Nói dễ, làm cũng được, nhưng không phải dễ đâu.

Vì sao?

Cái cục dự phòng rủi ro giảm là đá quả bóng về tương lai, dịch bệnh kiểu này nợ sẽ phải chuyển thành nợ xấu chắc chắn tăng. Các thông tư sẽ được đá vào tương lai đến thông tư bao nhiêu?

Anh Cấn Văn Lực thì nói "Theo ước tính của chúng tôi với Thông tư 03 (NHNN), các ngân hàng năm nay ước tính sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro thêm khoảng 40 - 44.000 tỷ đồng; nên dự kiến lợi nhuận ngân hàng năm nay chỉ tăng khoảng 15%, tương đương năm 2020".

Số báo Q1 và số dự kiến Q2 của ngành ngân hàng thì vượt con số 15% này đáng kể, vậy anh nói vậy Q3, Q4 thì sao?

Mà không phải bank nào cũng dự phòng thêm nhiêu đó là xong và có thể lời khoảng 15%. Vì vậy sẽ có ngân hàng phải tự tăng vốn, bên cạnh tự lấy lợi nhuận ra xử lý đống đó. Mà muốn tăng vốn phải có số đẹp để mà phát hành mới.

Đó là nói xử lý chi phí dự phòng.

Giờ nói dịch vụ.

Phí dịch vụ tăng mạnh nhưng của để dành xài rồi sẽ hết. Đâu phải cứ tăng trưởng phí dịch vụ mãi được. Cái thị trường bào mãi sẽ hết, nhất là dịch bệnh nữa.

Vậy là 2 cục đó trong Q3, Q4 là coi bộ không dễ nữa.

Vậy còn cục NIM là cứu cánh cuối cùng để ngân hàng từ từ xử lý đống nợ xấu.

Giờ buộc ngân hàng giảm NIM, thì phải đổi lại cái gì đó, nếu không làm sao mà "vận động" rồi "đồng thuận".

Câu hỏi là "cái gì đó" là cái gì thì tui không biết. Các chuyên gia trong nước trả lời giúp với.

Tui chỉ biết là yêu cầu chính sách kiểu như dưới này thì chỉ có bác Boris Johnson nhà tui làm được (bác ấy kiểu cái gì cũng muốn, vừa chống dịch, vừa chi tiêu công, vừa mở cửa kinh tế, vừa oánh lộn với EU). Kết quả nước Anh với chính sách "đa mục tiêu" thế nào bạn biết rồi.

"Về sự hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, mọi hoạt động của ngân hàng phải làm sao hài hoà song hành giữa 2 mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, song vẫn đảm bảo an toàn một cách cao nhất cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho từng TCTD nói riêng, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn."

Nói đi phải nói lại, mấy ông bank đòi chia cổ tức, lương thưởng tùm lum, thì giờ nói "tui cũng có cái khó" ai mà tin.

Như ông Mỹ với ông Anh treo việc chia cổ tức, buộc mỗi ông bank tăng mấy chục đến gần cả trăm phần trăm trăm dự phòng rủi ro mấy quý trước, giờ chạy stress test ra ai cũng đẹp theo chuẩn Bây-sồ, thì tha hồ mà bung xõa cổ tức đợt này.

Chứ giờ số đẹp theo chuẩn 01, 03 kiểu VN mà chạy stress test thật không khéo có bank.

Bổ sung thêm vài con số để mọi người có cái nhìn vì sao lãi suất tiết kiệm đầu vào NHNN chưa kéo thấp hơn nữa:

1) Tăng trưởng tiết kiệm thấp nhất 6 năm. Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng 4 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng thêm khoảng 120.000 tỉ đồng, tăng 2,34% so với cuối năm ngoái, mức tăng thấp nhất trong 6 năm và chỉ bằng một nửa so với trước khi có dịch Covid-19.

Lý do: dân lấy tiền chơi chứng, mua đất và thu nhập dân giảm trong bối cảnh lãi suất giảm.

2) Mặc dù thanh khoản bank dư thừa tới mức lấy tiền đi mua trái phiếu 2-3%, nhưng cho vay ra vẫn lãi suất 9-10% hoặc hơn.

Tín dụng của nền kinh tế tăng cũng chậm, chỉ 4,97%.

Nghĩa là một số bank Việt Nam giống bank nhiều nước khác, sit on 1 đống tiền nhưng không dám đem cho vay (hoặc 1 số bank thì hết room cho vay), mà cho vay cũng ít người dám vay với lãi suất 9-10%.

Còn hạ lãi suất thì về mặt kinh tế mà nói, rủi ro kinh doanh trong dịch lớn vậy mà bắt bank nhận lãi suất 7-8% bank đâu có cam tâm, lỡ mất vốn sao. Thà ngồi yên không cho vay, mua trái phiếu cho rồi.

Tình trạng vậy mới có đề xuất giảm lãi vay thôi chứ chưa đụng tới cái dư địa lãi tiết kiệm và mới có cái thực trạng có bank cho vay lãi rất cao, nhưng thực tế không cho vay bao nhiêu (bên cạnh một số bank hết room tín dụng), thế là cầm tiền đi mua trái phiếu lãi suất bé tí, còn lại cứ dịch vụ + 01/03 mà sống.

À mà có 1 cái đường vòng, là qua margin chứng khoán thông qua một vài deal biến hóa. Mà bank nào làm đường đó hay BĐS tốt thì lại chả thiết tha tín dụng doanh nghiệp nữa (họ vẫn xin room tín dụng, và sau đó thì vẫn cho vay full room, nhưng DN sản xuất vay của họ thì ...) .

Nói chung, đụng tới lãi vay, tới NIM, mà ngân hàng không được hỗ trợ gì, chỉ "vận động" thôi, thì dễ như tình trạng năm ngoái lắm.

Năm ngoái, lãi suất tiết kiệm giảm, rồi cũng vận động bank giảm lãi vay, mà kết quả thì sao? Là năm nay vận động tiếp chứ sao.

Vận động thì người ta ráng làm cho một vài tháng, một số case rồi thôi. Vận động mà, đâu có đảm bảo hay ràng buộc gì được. Tại vì từ COVID tới giờ bank cũng có được cho cái gì đâu mà ràng buộc. Đây có ai nhảy ra mua can thiệp 120 tỷ đô/tháng như Fed hay ECB bơm balance sheet to the moon đâu.

Chúng ta tự hào chúng ta chống dịch low cost trên tất cả các phương diện từ ít tốn tiền cách ly, ít chi tài khóa, tiền tệ cũng không cần bơm điên khùng như bọn tư bản.

Chống dịch với phong cách tiết kiệm dễ như vậy sao? Sẽ có hiệu ứng phụ chớ. Giờ là lúc thấy hiệu ứng phụ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
TS Hồ Quốc Tuấn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả