Chiến lược đầu tư tăng trưởng và giá trị đã lỗi thời
Các nhà đầu tư lâu nay thường tranh luận liệu nên đầu tư vào cổ phiếu “tăng trưởng” hay “giá trị” – nói cách khác họ chọn cổ phiếu có tốc độ tăng cao hơn đáng kể so với mức trung bình thị trường, hoặc giao dịch ở mức giá thấp hơn so với các yếu tố cơ bản. Liệu chiến lược đầu tư này có gì sai?
Trong số các lời khuyên chiến lược đầu tư được yêu thích bấy lâu về lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng hay giá trị - nhưng xem ra ngày càng lỗi thời - chính là phiên bản thị trường chứng khoán của Godzilla đấu với Kong (tác phẩm đã từng thành công các phòng vé tại Mỹ). Nên đầu tư vào các công ty cung cấp triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hoặc những công ty có vẻ như bị đánh giá thấp bởi một vài chỉ số kinh tế tài chính?
Đó là một cuộc đọ sức hoành tráng giữa hai đối thủ mang tính biểu tượng. Mỗi bên sẽ tung ra những đòn uy lực và ghi được phần điểm của mình, làm hài lòng fan hâm mộ.
Có rất nhiều sự hồi hộp và thót tim, nhưng không có gì rõ ràng trong câu chuyện này. Người chiến thắng cuối cùng? Đối tượng để tranh luận: thành thật mà nói, về tổng thể thì câu chuyện không có gì thuyết phục.
Cho dù đó là sự khởi động lại của Hollywood hay là chiến lược đầu tư phổ biến của Phố Wall, thì chúng ta cũng đã từng chứng kiến tất cả. Phải thừa nhận rằng, sẽ rất dễ dàng và phần nào dễ chịu khi chúng ta cứ “trung thành” với những gì mình biết, hoặc những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết.
Nhưng chúng ta hãy thừa nhận điều này: cuộc tranh luận giữa đầu tư giá trị và tăng trưởng đã kết thúc. Không phải vì một phong cách, cuối cùng rồi, cũng đã đánh bại phong cách kia, mà bởi vì “sự cạnh tranh” giữa hai phong cách dựa trên sự phân đôi gượng ép được thúc đẩy bởi “nhận thức” hơn là “thực tế”.
Tất nhiên, cũng đã có những lúc cổ phiếu giá trị vượt qua tốc độ cổ phiếu tăng trưởng và ngược lại - đôi khi bởi biên tỷ suất sinh lợi trong thời gian dài. Nhưng đặt cược vào phong cách này tốt đẹp [hoặc tệ] hơn so với phong cách kia dựa trên mức độ hoặc thời gian của các thành quả trong bất kỳ khung thời gian nào của quá khứ không phải là một chiến lược đúng đắn để tối đa hóa lợi nhuận.
Lý do rất đơn giản: các nhân tố dẫn đến thành công chỉ đặc trưng theo từng thời kỳ, khó dự đoán và không có khả năng lặp lại. Các nhà đầu tư chạy theo trào lưu rất dễ bị tổn thương nếu có những cú sốc đảo ngược bất ngờ.
Lấy thí dụ trường hợp cổ phiếu tăng trưởng. Vị trí dẫn đầu thị trường của chúng từ năm 2017 đến năm 2020 là sự kết hợp hiếm hoi của các sự kiện. Chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử năm 2016 của Donald Trump dẫn đến những kỳ vọng cao về tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Đại dịch khiến cho sức mua suy giảm nghiêm trọng, đem lại lợi ích đáng kể cho cổ phiếu tăng trưởng, nhất là các công ty công nghệ.
Cả hai “cú sốc” đều đem lợi món hời cho cổ phiếu tăng trưởng. Làn sóng đổi mới công nghệ, nổi bật nhất là sự xuất hiện của điện toán đám mây, việc áp dụng nhanh chóng thương mại điện tử và chuyển đổi sang điện thoại di động, đã làm thay đổi cục diện toàn cầu.
Sự thay đổi hiếm hoi chỉ xuất hiện một lần đã đưa cổ phiếu tăng trưởng lên một tầm cao mới, dẫn đầu là các nền tảng công nghệ toàn cầu. Bắt đầu từ tháng 11-2018, sự thống trị của cổ phiếu tăng trưởng càng được củng cố bởi sự sụp đổ của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm, đạt mức thấp nhất mọi thời đại là 0,54% vào tháng 3-2020 trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19.
Lợi suất trái phiếu thấp hơn làm cho giá trị của các khoản thu nhập tương lai của cổ phiếu tăng trưởng ngày càng hấp dẫn hơn. Chẳng hạn Quỹ S&P 500 của Ishares, chuyên về cổ phiếu tăng trưởng (IVW) có thành quả vượt trội hơn 100% so với cổ phiếu tăng trưởng (IVE) kể từ khi cả hai xuất hiện vào tháng 5-2000.
Mặc dù vậy việc tăng giá gần đây của cổ phiếu giá trị cũng không phải tồi, chúng được thúc đẩy bởi những hoàn cảnh đặc biệt. Các gói kích thích tài chính và tiền tệ chưa từng có đã giúp nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn nhiều so với dự đoán.
Trong bối cảnh đó, các cổ phiếu giá trị vào tháng 9-2020 đạt mức thấp nhất trong hai thập niên. Điều này tạo ra một bệ phóng hấp dẫn cho sự bật lên sau này. Thành quả hoạt động mạnh mẽ đó lại được củng cố thêm nhờ các thông tin tích cực về vaccine, càng thúc đẩy sự lạc quan về việc mở cửa nền kinh tế trở lại.
Từ tháng 9-2020 đến cuối tháng 4-2021, chỉ số giá trị Russell 1000 (chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng làm điểm chuẩn; là tập hợp con của chỉ số Russell 3000 lớn hơn và đại diện cho 1000 công ty hàng đầu theo vốn hóa thị trường của Mỹ) đã tăng 31,2% (cao hơn gấp đôi mức sinh lợi nhuận 14,4% của chỉ số tăng trưởng Russell 1000).
Sau khi triển khai tiêm chủng vaccine, các dữ liệu kinh tế tốt lên cùng với các chương trình kích thích mới từ chính quyền Joe Biden vào đầu năm nay, hiệu suất hoạt động vượt mức của cổ phiếu giá trị vẫn còn kéo dài cho đến thời điểm hiện tại. Nhưng hãy coi chừng. Có thể chúng không còn được duy trì trong tương lai gần và trung hạn. Lý do là sự kết hợp “độc nhất” các yếu tố đã thúc đẩy chúng cho đến thời điểm này đã sắp hết năng lượng.
Cả hai cổ phiếu giá trị và tăng trưởng đều sẽ hoạt động tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại và lợi nhuận quý II có khả năng tăng mạnh. Nhưng yếu tố quyết định sẽ không phải là liệu một công ty nhất định có mang nhãn giá trị hay tăng trưởng hay không.
Nhưng nếu chúng ta bác bỏ chiến lược lựa chọn đầu tư cổ phần dựa trên mô hình cũ, thì nên làm gì?
Thay vì cố định vào phong cách, các nhà đầu tư nên tập trung vào các công ty có nền tảng cơ bản mạnh mẽ, sẵn sàng hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế theo chu kỳ và xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn như những gì chúng ta đang thấy ở các thị trường mới nổi, vốn hóa nhỏ và các lĩnh vực tiêu dùng thích nghi theo hoàn cảnh.
Khi phong cách thời thượng ngày giảm dần tầm quan trọng, các nhà đầu tư có thể nhận thấy danh mục đầu tư trong cổ phiếu “tăng trưởng” hoặc “giá trị” ngày càng dễ nhạy cảm [bị rủi ro] nhiều hơn. Nếu các nhà đầu tư cho rằng điều này không thực sự quan trọng, có thể họ đang trả giá đắt cho món hàng không có gì khác biệt.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận