Chiến lược chỉ là “bữa ăn sáng” của văn hoá
Người Nhật có thể tạo nên một công có văn hóa phục vụ cực cao; họ tôn trọng con người như nhau, không có khuynh hướng phân biệt đẳng cấp các tầng lớp trong xã hội; có giá trị cốt lõi về chất lượng cao hàng đầu thế giới. Văn hóa các công ty Nhật cũng được thừa hưởng văn hóa quốc gia này.
Nhưng họ cũng bị “mắc kẹt” trong văn hóa của mình.
Nhiều công ty Nhật đã từng cố gắng làm các thương hiệu xa xỉ và sang trọng, nhưng hầu hết không thành công. Thế giới hầu như không thừa nhận thương hiệu xa xỉ nào từ Nhật.
Châu Âu, nền văn hóa phân Quý tộc, Thượng lưu… dễ dàng chiếm nhiều thương hiệu xa xỉ và sản phẩm hạng sang nhất thế giới.
Tương tự, để một công ty Trung quốc trở thành thương hiệu với hình ảnh chất lượng cao thì cũng khó như lên trời; thế giới cũng chưa thừa nhận tên tuổi nào đến từ quốc gia này với thương hiệu về chất lượng cấp world class. Có phải đó là cũng được gọi là định mệnh mang tên “văn hóa” không?
Vậy Việt Nam chúng ta thì sao?
Hồi xưa khi đảm nhiệm công việc xây dựng và triển khai chiến lược ở các công ty, tôi đã từng nghĩ Việt Nam có thể dễ dàng hóa Rồng bằng một chiến lược đúng, táo bạo. Công ty Việt Nam sẽ dễ dàng vươn tầm với một chiến lược đột phá.
Tôi đã đánh giá quá cao vai trò của chiến lược, rồi vấp ngã vài phát thì mới hiểu hơn câu nói này của cha đẻ quản trị hiện đại, cũng là nhà quản trị yêu thích của tôi, Peter Drucker: “Văn hóa nuốt chửng chiến lược như một bữa sáng”. Khi hiểu hơn về sự chi phối của văn hóa với chiến lược, điều tôi tin trước đó: “Việt Nam có thể hóa rồng nhờ một chiến lược đột phá” đã thực sự bị thách thức. Dĩ nhiên, văn hóa có thể chuyển hóa, chỉ là nó sẽ take a lot of time và đó là việc không phù hợp với số đông. Và ở phạm vi doanh nghiệp hay đất nước cũng vậy, theo chứng kiến của tôi và lịch sử để lại, người thay đổi được thứ đã ăn sâu, bám rễ sẽ là một lãnh đạo có tầm nhìn với khả năng chuyển hóa mạnh mẽ phóng tới tầm nhìn đó như một tia laser.
Nếu bạn phát triển được văn hóa phù hợp, bạn có cơ hội thực thi chiến lược với hiệu quả cao và ngược lại. Apple, Starbucks, Zappos, American Express, DBS,…. có văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm mạnh và vì thế chiến lược trải nghiệm khách hàng được thực thi tuyệt vời.
Chiến lược và văn hoá không nên tách rời nhau. Đó cũng là lý do vì sao khi tư vấn chiến lược trải nghiệm nghiệm khách hàng cho các doanh nghiệp, tôi lại luôn gắn với cấu phần chuyển đổi sang văn hoá khách hàng làm trung tâm. Bởi vì, nếu không xây dựng được văn hoá đó, thì tham vọng xây dựng trải nghiệm khách hàng xuất sắc cuối cùng cũng sẽ bị "nuốt chửng" như một bữa sáng mà thôi.
Bạn có cảm thấy những mục tiêu, tham vọng cá nhân thất bại vì tính cách và hành vi của bản thân chưa hỗ trợ cho mục tiêu đó?, bạn có thấy các định hướng mới của công ty được vạch ra nhưng chẳng đi đến đâu không? Nếu có, rất có thể văn hoá của bản thân và công ty bạn đang “nuốt chửng” những chiến lược và tham vọng phát triển đó.
“Đối với cá nhân, tính cách là định mệnh.
Đối với doanh nghiệp, văn hóa là định mệnh!” - Tony Hsieh
Vậy muốn thay đổi định mệnh, hẳn là chúng ta phải chuyển hóa được phẩm chất, tính cách và văn hóa có đúng không anh chị em?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận