Chi phí trong đầu tư chứng khoán
Hôm qua có một bạn hỏi tôi "Anh ơi, em muốn tham gia đầu tư chứng khoán, nhưng không biết chi phí là những gì, có đắt không, liệu lãi từ chứng khoán có đủ bù đắp chi phí hay không". Đây là một câu hỏi rất hay, cẩn trọng và kỹ càng cho người có ý định đầu tư nghiêm túc. E rằng không phải ai trong các NĐT đều biết rõ mình đang bị những chi phí gì.
Có 3 loại chi phí chính trong ĐTCK là chi phí cứng, chi phí lãi vay và chi phí chất xám (tư vấn). Chúng ta sẽ xem xét chi tiết từng loại chi phí.
1. Chi phí cứng
Chi phí này là do Nhà nước và các CTCK thu, bao gồm phí lưu ký, thuế, và đặc biệt quan trọng là phí giao dịch. Thời kỳ đầu tiên loại phí này rất cao, có những lúc lên đến 0.5%/ 1 lần giao dịch. Điều này cũng dễ hiểu vì để đầu tư hệ thống hạ tầng giao dịch, phải cần nhân sự phục vụ, phải cần có phần mềm. Ngay như phần mềm KRX sắp đưa vào trong năm 2023 này có chi phí lên đến gần 1000 tỷ. Tuy nhiên, trong xu hướng chung toàn cầu, phí giao dịch ngày càng thấp đi, thậm chí tiến về 0. Với đa số các CTCK hiện nay phí cứng giao dịch hiện đang xoay quanh 0.15%-0.25% cho 1 chiều giao dịch. Thuế đóng nhà nước là 0.1% cho chiều bán. Có nghĩa là nếu hoàn tất 1 vòng quay thì chi phí cứng mất khoảng 0.5% tổng cộng. Có nghĩa là nếu sau 1 vòng quay chúng ta lãi 3% từ chênh lệch giá, thì thực tế sẽ còn 2.5%. Nếu 1 tháng giao dịch 4 vòng quay đều đặn, 3 vòng có lãi, 1 vòng lỗ nhẹ, thì khả năng vẫn thu về lãi là 5%-6%.
2. Chi phí lãi vay (Margin)
Đây là chi phí dành cho những người hay dùng margin. Với lãi suất trung bình hiện nay khoảng 13%/năm, tức 0.036%/ngày, thì nếu chúng ta sử dụng tiền vay full margin cho 1 vòng quay 7 ngày, chúng ta sẽ mất khoảng 0.25% nữa.
3. Chi phí chất xám (tư vấn)
Chúng ta có thể sử dụng chất xám của các bạn Môi giới tư vấn hoặc mua dịch vụ tư vấn độc lập. Vậy chi phí này là bao nhiêu? Các bạn Môi giới rất khó để "sòng phẳng" công khai khoản chi phí này vì chính sách của các CTCK là khác nhau, nhưng về cơ bản các bạn Môi giới tư vấn cho khách hàng để có Hoa hồng từ tổng phí giao dịch. Đây là khoản "tù mù" và sẽ phụ thuộc vào tấm lòng, tư cách và cái tâm của bạn Môi giới. Nếu người trung thực, sống bằng tâm tốt, sẽ luôn chỉ chú trọng lợi ích khách hàng mà không bắt khách hàng "quay doanh số".
Còn ở dịch tư vấn độc lập mọi thứ sẽ minh bạch hơn. Nếu lấy theo biểu phí hiện nay của công ty ViCK chúng tôi thì số phí này là 30.000 đồng / ngày, tức là nếu 1 vòng quay 7 ngày sẽ mất cho chi phí này 210.000 đồng. Giả định vốn đầu tư là 1 tỷ, thì bạn sẽ mất cho chi phí tư vấn là 0.02%, hãy nhớ là chỉ 0.02% mà thôi, xấp xỉ 0%. Kể cả phí chất xám (tư vấn độc lập) có tăng gấp 10 lần thì cũng chỉ là 0.2%.
Chúng ta vừa điểm qua 3 loại chi phí chủ yếu trong đầu tư chứng khoán. Rõ ràng, do văn hoá và thị trường của chúng ta còn sơ khai, các loại chi phí đang có sự lệch pha. Chi phí cứng đang chiếm tỷ trọng quá cao, trong khi chi phí dành cho chất xám tư vấn đang quá thấp. Ở các thị trường tiên tiến nước ngoài chi phí cứng đang dần tiệm cận về 0, nhưng chi phí tư vấn lại cao hơn rất nhiều. Đây là điều đúng vì thực ra chúng ta cần nhận được sự tư vấn để trưởng thành hơn, để tăng tính hiệu quả trong đầu tư hơn.
Hy vọng qua những con số cụ thể, mọi người đã hình dung được bài toán chi phí trong đầu tư chứng khoán. Yếu tố quan trọng nhất vẫn phải làm sao để đầu tư đúng nhịp, an toàn và hiệu quả bền vững. Chúc một mùa xuân mới sẽ mang nhiều niềm vui cho Nhà đầu tư trong năm 2023.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận