menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Hòa

Chi ngoại tệ cực lớn để nhập khẩu thức ăn gia súc

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 11 tháng năm 2021 đã vọt lên 4,557 tỷ USD, tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng thêm gần 1,1 tỷ USD.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu là nhóm ngành hàng có mức chi ngoại tệ nhập khẩu cực kỳ lớn trong 11 tháng qua, với kim ngạch lên tới 4,557 tỷ USD, tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng với mức tăng gần 1,1 tỷ USD), theo số liệu thống kê của Bộ Công thương.

Giá thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng chóng mặt trên thị trường thế giới là nguyên nhân khiến chi ngoại tệ nhập khẩu nhóm hàng này vọt lên gần 4,6 tỷ USD, vượt qua mốc 3,84 tỷ USD của năm 2020 và sắp chạm ngưỡng 5 tỷ USD.

Có một loạt lý do khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trên toàn cầu. Do nguồn cung nguyên liệu trên thế giới sụt giảm bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (guồn nguyên liệu dự trữ bị sụt giảm rất lớn, đơn cử như ngô giảm 30%, lúa mì giảm 22%...); các tác động của đại dịch Covid-19 khiến chi phí vận chuyển tăng chóng mặt. Hiện tại, cùng với đà tăng của hàng hóa, lương thực trên toàn cầu, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa hạ nhiệt.

Ngoài nhóm thức ăn gia súc và nguyên liệu, 11 tháng 2021, cả nước đã nhập khẩu hàng hơn 6,2 tỷ USD các loại nguyên liệu như ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu mỡ động thực vật.

Trong đó, chi nhập ngô cao nhất, đạt 2,704 tỷ USD, giảm gần 15% về lượng nhưng tăng 23,2% về trị giá, sản lượng đậu tương nhập khẩu bằng với cùng kỳ, đạt 1,021 tỷ USD, nhưng do giá tăng nên trị giá tăng 43,5% , tương tự nhập lúa mỳ lên tới 1,328 tỷ USD, tăng 73% về lượng và 98,1% về trị giá so với cùng kỳ.

Như vậy, chi ngoại tệ nhập khẩu cả 2 nhóm hàng này 11 tháng đã vượt 10,7 tỷ USD.

Ngành chăn nuôi trong nước bình quân tăng trưởng khoảng 5 - 6%/năm với nhu cầu sử dụng và nhập khẩu nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng gia tăng.

Theo thống kê của USDA, khoảng hơn 80% tổng nguồn nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả thức ăn chăn nuôi công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu. Đó là lý do khiến chi ngoại tệ nhóm hàng này không ngừng gia tăng mạnh trong năm qua, nhất là giá cả chịu tác động lớn bởi khan hiếm nguồn cung và chi phí logistics tăng cao do đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong nỗ lực hạ nhiệt giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép của giá nguyên liệu, từ 30/12/2021, Chính phủ quyết định điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN (tối huệ quốc) đối với một số nguyên liệu, trong đó, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mỳ từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại