Cháy chung cư mini: Cần làm rõ khâu cấp phép xây dựng, cấp phép PCCC
Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội xoay quanh vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội.
Người Đưa Tin (NĐT): Thưa đại biểu, vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) ghi nhận số người thương vong lớn nhất trong vòng 21 năm qua, cảm xúc của ông lúc này?
NĐT: Các cơ quan chức năng đã vào cuộc rất quyết liệt, có văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan, Bộ Công an, UBND Tp.Hà Nội rà soát công tác phòng cháy chữa cháy. Theo ông, điều chúng ta cần lưu tâm là gì?
Một căn chung cư mini lại nằm trong hẻm, xây 9-10 tầng nhưng không có cửa thoát, đây là vấn đề rất hệ trọng. Tôi cho rằng, cần phải làm rõ, xem lại từ khâu xây dựng, cấp phép xây dựng tới khâu cấp phép phòng cháy chữa cháy, cấp phép để hoạt động và kinh doanh, cho phép ở trọ.
Thậm chí, nếu sai phạm thuộc về cơ quan chức năng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm liên đới và thực hiện không có vùng cấm.
Các cơ quan chức năng chính quyền địa phương, cấp phường, cấp quận có trách nhiệm thế nào? Điều này cũng cần làm rõ.
NĐT: Theo ông, các chế tài về phòng cháy chữa cháy hiện nay liệu đã đủ sức răn đe?
NĐT: Liên quan đến vụ cháy chung cư mini, dù được cấp phép 6 tầng, nhưng chủ đầu tư đã xây dựng công trình này lên đến 9 tầng, với diện tích khoảng trên 200m2. Vậy, theo ông có cần thiết phải xem xét lại quy trình cấp phép xây dựng đối với chung cư này và các chung cư mini “vượt tầng” khác?
NĐT: Chúng ta đã bàn và đưa ra rất nhiều giải pháp để tăng cường phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn tính mạng tài sản cho người dân. Vậy, theo ông thời gian tới cần phải có thêm những chính sách, biện pháp như thế nào để giảm thiếu thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra do cháy?
Hà Nội, Tp.HCM đã xảy ra rất nhiều vụ cháy đã dẫn đến chết người. Cho nên, tất cả các nhà trọ, nhà chung cư, nhà ở, khách sạn… cần xem xét việc cấp phép xây dựng. Người cấp phép xây dựng, cơ quan cấp phép phòng cháy chữa cháy cũng phải chịu trách nhiệm. Cùng với đó, cần phải có hậu kiểu, có kiểm tra để xử lý trách nhiệm.
Song song với đó, cần thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền vận động thuyết phục người dân hiểu về phòng cháy chữa cháy là điều quan trọng.
Tôi cho rằng, các nhà ống, nhà liền kề, chung cư, khách sạn phải có chỗ thoát thân, đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, chỉ có người dân ý thức được trong công tác phòng cháy thì mới hạn chế tình trạng thấp nhất việc cháy nổ xảy ra.
Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.
Vấn đề về phòng cháy chữa cháy tôi nghĩ rằng không chỉ “nóng” tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra mà tại kỳ họp thứ 6 tới đây sẽ “nóng” nghị trường.
NĐT: Xin cảm ơn đại biểu!.
Nghiên cứu, đề ra các giải pháp khả thi khi cứu hỏa
Trao đổi với Người Đưa Tin, Luật sư Nghiêm Quang Vinh, Giám đốc Công ty Luật Nghiêm Quang (đoàn Luật sư Tp.Hà Nội) cho biết, qua vụ cháy ở chung cư mini ở Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội khẳng định, chủ trương của Bộ Công an vừa qua phát động phong trào phòng cháy, chữa cháy trên toàn quốc là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.
Đối với các nhà chung cư, khi đã xảy ra cháy thì dù có thiết bị phòng cháy chữa cháy tại chỗ cũng không thể xử lý được mà bắt buộc phải có các giải pháp tập trung hơn. Theo ông Vinh, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu các thiết bị gọn nhẹ và các ngõ nhỏ có thể bắt thang lên được, để cứu được người nhiều hơn. Đặc biệt, đối với các chung cư mini, phải có lối thoát hiểm thứ hai.
“Bộ Xây dựng nên có hướng dẫn và cho phép các nhà cao tầng, được phép lắp lối thoát hiểm thứ hai bên ngoài không gian trước mặt nhà, gần đến mặt đất (cách mặt đất khoảng 5m để người dân bên dưới vẫn có thể đi lại bình thường không bị ảnh hướng), để khi có sự cố, người ở tầng 1 chỉ cần móc thang có sẵn vào, người ở trên sẽ xuống được”, ông Vinh đề xuất.
Cũng theo ông Vinh hiện nay đa số các chung cư, nhà cao tầng đều có “3 mặt giáp nhà, chỉ còn 1 mặt giáp đường”. Do vậy, nên cho phép sử dụng không gian này, có thể về mặt hình thức nhìn không có mỹ quan, nhưng lại cứu sống được nhiều người và có lối thoát hiểm thứ hai cho các nhà ở ngoài mặt phố hay nhà ở các khu vực xây theo kiểu nhà liền kề.
Bên cạnh đó, hiện nay, ở Hà Nội, mọi khu phố đều xây dựng các “tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” và các địa điểm phòng cháy công cộng, có các bình cứu hỏa. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ có tác dụng với các đám cháy nhỏ, còn với các đám cháy lớn đều không hữu ích.
Do đó, phương án cứu hỏa tập trung bằng phương tiện cứu hỏa của Nhà nước ở các khu vực ngõ nhỏ, xóm nhỏ, đường nhỏ, Bộ Công an cần phải nghiên cứu và đề ra các giải pháp khả thi để có thể sử dụng được.
Theo ông Vinh, người dân đều rất sợ cháy, lo cháy nhưng còn bàng quan, không chịu học hỏi, nghiên cứu. 90% số người dân không biết sử dụng bình cứu hỏa. Theo đó, cần tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân và nhất là các học sinh, sinh viên các trường về vấn đề này.
Ngoài ra, với các hộ gia đình, khi ra khỏi nhà nên tắt hết các thiết bị điện và khi xây dựng, phải lắp dây điện có đường kính phù hợp, không nên tiết kiệm sẽ dẫn đến việc các dây điện quá tải gây nóng, cháy….
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận