Châu Á năm 2023 ám ảnh với “núi nợ” cao nhất 5 năm tới
Những công ty châu Á nợ nần chồng chất đang chuẩn bị phải thanh toán số trái phiếu trị giá 314 tỷ USD sắp đáo hạn trong năm nay trước bối cảnh chi phí tái cấp vốn đối với các công ty bị xếp hạng thấp hơn đã tăng lên gần mức cao nhất lịch sử.
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, các công ty từ Vedanta Resources Ltd của Ấn Độ cho đến các công ty bất động sản đang gặp khó khăn như China Evergrande Group đều có trái phiếu bằng USD đáo hạn trong năm nay. Nếu tính tổng nợ của các công ty này, đây sẽ là khoản nợ lớn nhất trong 5 năm tới.
Số trái phiếu bằng đô la Mỹ đáo hạn trong năm 2023 là lớn nhất trong 5 năm tới
Rủi ro hiện nay là chi phí đi vay tăng cao có thể gây khó khăn cho các công ty bị xếp hạng tín dụng thấp hơn khi họ huy động vốn để thanh toán số trái phiếu đáo hạn.
Năm 2022, chi phí huy động vốn để thanh toán cho trái phiếu bằng đồng USD bị xếp hạng rác ở châu Á đã lên mức cao nhất trong ít nhất một thập kỷ, dù đã giảm xuống từ sau đó, dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy. Moody’s Investors Service cảnh báo rằng trong trường hợp xấu nhất, số lượng công ty bị xếp hạng đầu cơ vỡ nợ có thể tăng gấp 4 lần trên toàn cầu trong năm nay.
Ở châu Á, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc từng chứng kiến số vụ vỡ nợ cao kỷ lục vào năm 2022. Tại Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng tín dụng cũng cho thấy vấn đề nợ của một địa phương, dù ở xa trung tâm tài chính quốc gia, lại có thể lan nhanh ra thị trường chung như thế nào.
Hiện tại, đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy điều tồi tệ nhất có thể đã qua đối với thị trường trái phiếu, với phần bù rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp trên toàn thế giới bắt đầu giảm mạnh trong những tuần gần đây khi thị trường đặt cược rằng lãi suất sẽ tăng chậm lại. Tuy nhiên, sự không chắc chắn vẫn còn cao.
Jim Veneau, Giám đốc bộ phận tài sản có thu nhập cố định tại thị trường châu Á ở AXA Investment Managers Asia, cho biết: “Thanh khoản thị trường cũng như nhu cầu tái cấp vốn sẽ là những thách thức chính trong năm 2023. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế không phải là ‘thuốc chữa bách bệnh’, nhưng hoạt động trên thị trường trái phiếu sơ cấp sẽ tăng lên nhờ một loạt chính sách hỗ trợ lĩnh vực bất động sản và sự kết thúc của chiến dịch Zero COVID”.
Tất nhiên, những doanh nghiệp được xếp hạng đầu tư, từ các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đến các ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản, dường như không gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Tâm điểm sẽ dồn vào cách các doanh nghiệp bị xếp hạng “rác” lên kế hoạch trả nợ cho chủ nợ của họ.
Khoảng 22% trái phiếu bằng USD của châu Á đáo hạn trong năm nay hoặc là trái phiếu “rác” với xếp hạng tín dụng thấp hơn BBB hoặc không được xếp hạng tín dụng, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Dưới đây là một số cái tên nhà đầu tư cần theo dõi, đặc biệt những công ty bất động sản đang gặp khó khăn ở Trung Quốc hay quỹ thuộc sở hữu nhà nước đầy tai tiếng của Malaysia.
Vedanta Resources
Là nhà sản xuất kẽm và nhôm lớn nhất Ấn Độ, Vedanta Resources có khoảng 4.7 tỷ USD trái phiếu đáo hạn trong 4 năm tới. Viễn cảnh của công ty này trở nên u ám hơn khi những lo ngại về suy thoái toàn cầu đang đè nặng lên các mặt hàng như kim loại cơ bản.
Vedanta Resources vốn phụ thuộc vào cổ tức từ công ty niêm yết Vedanta Ltd. để có tiền trả nợ cho trái chủ. Tuy nhiên, Vedanta mới đây lại báo cáo lợi nhuận giảm mạnh.
Trong khi lãi suất coupon trên trái phiếu bằng USD của Vedanta trong 4 năm dao động từ 6.125% đến gần 14%, thì lãi suất đáo hạn của các trái phiếu đó lại dao động 24 - 37%, dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang rất căng thẳng về việc trả nợ của Vedanta.
1Malaysia Development Bhd
1MDB, quỹ thuộc sở hữu nhà nước của Malaysia đang gặp bê bối, sẽ chứng kiến khoảng 3 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào tháng 03/2023. Các chủ nợ sẽ theo dõi chặt chẽ cách tân chính phủ Malaysia lên kế hoạch trả nợ cho số trái phiếu này.
Malaysia sẽ tiếp tục phân bổ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, chủ yếu để mua lại trái phiếu đáo hạn, theo báo cáo ước tính doanh thu và triển vọng tài chính 2023 của chính phủ nước này.
Các ngân hàng ngầm, doanh nghiệp cho vay vàng ở Ấn Độ
Trái phiếu bằng USD của các công ty cho vay lấy vàng làm tài sản thế chấp, như Manappuram Finance Ltd. và Muthoot Finance Ltd., và những tổ chức cho vay ngầm khác, như IIFL Finance Ltd. và Shriram Finance Ltd., cũng sẽ đáo hạn trong năm 2023. Hiện IIFL và Shriram đã mua lại một phần của họ trái phiếu.
China Evergrande Group
China Evergrande Group đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc. China Evergrande có khoảng 5.8 tỷ USD trái phiếu bằng USD đáo hạn trong năm nay, bao gồm cả trái phiếu của các công ty con. Tiến trình đàm phán của Evergrande nhằm đạt được một giải pháp trả nợ với trái chủ đang được theo dõi chặt chẽ. Cuộc tái cấu trúc nợ của Evergrande sẽ là một trong những cuộc tái cấu trúc nợ lớn nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc.
Một lĩnh vực khác mà thị trường cũng sẽ cần theo dõi chặt chẽ là loại trái phiếu mang lại cho người đi vay một lựa chọn để trả nợ trước ngày đáo hạn chính thức, đặc biệt là trái phiếu do các công ty tài chính phát hành.
Một công ty bảo hiểm nhân thọ ở Hàn Quốc đã gây ra đợt bán tháo trái phiếu vĩnh viễn tại châu Á vào cuối năm ngoái khi công ty này ban đầu cho biết sẽ trì hoãn việc thanh toán. Họ sau đó đã đảo ngược quyết định đó.
Dưới đây là một số khoản nợ lớn nhất sắp đáo hạn trong năm nay ở châu Á
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận