24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Kim Oanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chân dung doanh nghiệp của Tổng giám đốc Vinaconex: Vốn 500 tỷ lập doanh nghiệp 7.000 tỷ, "ôm" 7.500 tỷ nợ

An Quý Hưng của gia đình ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng Giám đốc Vinaconex gián tiếp sở hữu Vinaconex thông qua Pacific Holdings. Đến cuối năm 2020, An Quý Hưng “ôm” hơn 7.500 tỷ đồng nợ phải trả. An Quý Hưng đã dùng nhiều tài sản từ máy móc thiết bị, bất động sản cho tới quyền đòi nợ,... thế chấp tại ngân hàng.

Như Dân Việt đã đưa tin, Công ty Cổ phần Đầu tư Pacific Holdings (Pacific Holdings) - doanh nghiệp thay thế Công ty TNHH An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông nắm quyền chi phối tại "ông lớn" xây dựng Vinaconex.

Tuy nhiên, trên thực tế, Pacific Holdings là công ty con do An Quý Hưng sáng lập và nắm 99,92% vốn điều lệ. Như vậy, An Quý Hưng không hoàn toàn rút khỏi Vinaconex mà thay vào đó, gián tiếp sở hữu Vinaconex thông qua Pacific Holdings.

Điều đáng nói, dù mới thành lập nhưng vốn điều lệ đăng ký của Pacific Holdings lên tới 7.100 tỷ đồng. Như vậy, với tỷ lệ góp vốn trên 99,9%, số tiền mà An Quý Hưng rót vào Pacific Holdings cũng trên 7.094 tỷ đồng.

Chân dung doanh nghiệp của Tổng giám đốc Vinaconex: Vốn 500 tỷ lập doanh nghiệp 7.000 tỷ, "ôm" 7.500 tỷ nợ

Nợ phải trả gấp 12 lần vốn chủ sở hữu, "thổi phồng" tài sản của An Quý Hưng

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, vốn điều lệ của An Quý Hưng tính đến cuối năm 2020 mới chỉ đạt 500 tỷ đồng, không thay đổi so với thời điểm cuối năm 2018 khi An Quý Hưng trở thành công ty mẹ của Vinaconex sau thương vụ đình đám "đầu tư gần 7.400 tỷ đồng mua lô cổ phiếu VCG từ SCIC".

Cơ cấu cổ đông của An Quý Hưng hiện nay vẫn rất cô đặc. Trong 500 tỷ đồng vốn điều lệ, ông Nguyễn Xuân Đông đóng góp 78,4% vốn và bà Đỗ Thị Thanh – vợ ông Nguyễn Xuân Đông góp 21,6%.

Chân dung doanh nghiệp của Tổng giám đốc Vinaconex: Vốn 500 tỷ lập doanh nghiệp 7.000 tỷ, "ôm" 7.500 tỷ nợ

Nhìn vào kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 của An Quý Hưng, có thể thấy bức tranh lợi nhuận của doanh nghiệp này cũng không hề đột phá sau khi trở thành cổ đông nắm quyền chi phối tại Vinaconex, thậm chí còn đi lùi về doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2016, doanh thu của An Quý Hưng đạt hơn 697 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng vọt lên hơn 956 tỷ. Tuy nhiên, đà tăng ngay sau đó không còn được duy trì. Năm đầu tiên khi An Quý Hưng bắt đầu "nổi tiếng" sau thương vụ "thâu tóm" ông lớn ngành xây dựng, doanh thu của An Quý Hưng giảm về 653 tỷ đồng và đến năm 2020 chỉ còn gần 265 tỷ đồng.

Cùng với đó, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm mạnh từ 62,3 tỷ (năm 2017) xuống 1,2 tỷ (năm 2018) và đạt 5,7 tỷ đồng (2020).

Mặc dù vậy, lợi nhuận cũng chưa phải điểm "xám" nhất trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

Tại thời điểm cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của An Quý Hưng mới chỉ trên 621 tỷ đồng nhưng tổng tài sản lên tới 8.130 tỷ đồng. Trong đó, hơn 7.500 tỷ đồng là nợ phải trả, chiếm hơn 92% tài sản của doanh nghiệp.

Điều này đồng nghĩa, An Quý Hưng đang sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao khi nợ phải trả gấp tới 12 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Chân dung doanh nghiệp của Tổng giám đốc Vinaconex: Vốn 500 tỷ lập doanh nghiệp 7.000 tỷ, "ôm" 7.500 tỷ nợ

Thế chấp hàng loạt bất động sản, quyền đòi nợ tại ngân hàng

Vốn điều lệ chỉ 500 tỷ đồng, nợ phải trả lên tới 7.500 tỷ, trong khi đó lợi nhuận hàng năm An Quý Hưng có được cũng chỉ "nhỏ giọt", không tương xứng với quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, An Quý Hưng đang chịu áp lực rất lớn về tài chính?

Theo tìm hiểu của Dân Việt, từ năm 2012 đến nay An Quý Hưng đã phát sinh nhiều giao dịch bảo đảm cho các khoản vay tại các ngân hàng.

Chẳng hạn năm 2013, An Quý Hưng đã đem toàn bộ Quyền tài sản của Công ty phát sinh từ các Hợp đồng số 229/HĐMB/SĐ-HĐ ngày 08/12/2009 và Hợp đồng số 228/HĐMB/SĐ-HĐ ngày 28/9/2011 giữa Công ty TNHH An Quý Hưng và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà về việc mua bán căn hộ P4-4, tầng 32 và căn hộ P2-4, tầng 31 thuộc Dự án tòa nhà Sông Đà – Hà Đông. 2 căn hộ này có diện tích từ 270,1m2 - 341,6m2 với mục đích sử dụng để ở, thế chấp tại Vietcombank.

Năm 2015, An Quý Hưng cũng dùng quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất ở và Quyền sở hữu nhà ở số 66/HĐCN/DIA ngày 19/06/2015 và phụ lục 01, phụ lục 02, phụ lục 03, phụ lục hợp đồng số 04 và các phụ lục, văn bản khác có liên quan giữa Công ty cổ phần đầu tư DIA và Công ty TNHH An Quý Hưng làm tài sản thế chấp tại IVB.

Đối tượng chuyển nhượng là Quyền sử dụng đất ở gắn với hạ tầng kỹ thuật và toàn bộ tài sản gắn liền với đất tại Lô đất số C07-17, C16-05, C19-10, C19-11, C21-07, C24-01, C24-05, C24-08, C24-13, C25-12, tổng diện tích 4.148 m2 thuộc Dự án Khu đô thị Sinh thái Cao cấp Đan Phượng, địa điểm: xã Đan Phượng - thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Năm 2016, các quyền tài sản phát sinh từ Các Hợp đồng mua bán sàn văn phòng và các phụ lục, văn bản khác có liên quan giữa Công ty cổ phần Vimeco và Công ty TNHH An Quý Hưng thuộc Tòa nhà hỗn hợp CT4-VIMECO- Dự án "Đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và dịch vụ thương mại", địa điểm: Lô H1, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội" cũng được doanh nghiệp thế chấp.

Đầu năm 2018, thế chấp toàn bộ Quyền tài sản và Lợi ích phát sinh từ 28 Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và các phụ lục, văn bản khác có liên quan thuộc Dự án "Nhà ở chung cư cao tầng tại ngõ 282, phố Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội" ký kết giữa Công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội và Công ty TNHH An Quý Hưng; Được chuyển nhượng cho Công ty TNHH An Quý Hưng Land.

Tháng 11/2018, thế chấp quyền tài sản (không bao gồm Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ) phát sinh từ 20 Hợp đồng mua bán nhà ở của 20 lô đất thuộc Dự án Geleximco- Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn với giá trị định giá hơn 197 tỷ đồng.

Ngoài ra, An Quý Hưng còn dùng các hàng loạt Quyền đòi nợ/khoản phải thu phát sinh từ Hợp đồng thi công xây dựng công trình/thi công xây dựng nhà máy để thế chấp tại ngân hàng như: Hợp đồng thi công xây dựng công trình ký với Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát; Quyền đòi nợ của doanh nghiệp phát sinh từ thi công xây dựng nhà máy Giầy NIKE của Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam; Xây dựng nhà máy sản xuất giấy Melamine và đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại VP8 Thành Đạt; Hợp đồng thi công xây dựng công trình giữa Công ty TNHH An Quý Hưng và Công ty TNHH Regis; Hợp đồng thi công giữa Công ty TNHH An Quý Hưng và Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Hà về việc Xây dựng và hoàn thiện nhà xưởng vải số 2 - Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Hà thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng chuỗi dây chuyền sản xuất công nghiệp dệt may Texhong Ngân Hà; Hợp đồng thi công ký với Công ty TNHH điện tử Chilisin Việt Nam.

Gần nhất, cuối năm 2021, An Quý Hưng sử dụng quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 487/2021/HĐXD ngày 01/07/2021 giữa Công ty và Vinaconex về việc thi công Gói thầu: Xây dựng và lắp đặt thiết bị Hạng mục Hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án "Khu cư dân đô thị tại KM3, KM4, phường Hải Yên, thành phố Móng Cái (giai đoạn 1)" thế chấp tại Vietcombank.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
17.55 +0.10 (+0.57%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả