24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Hảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cập nhật kết quả kinh doanh quý I của nhóm ngân hàng

Do tác động của dịch COVID-19 kể từ tuần thứ hai của tháng 3, ước tính tác động của dịch bệnh đối với kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng trong quý đầu năm là không lớn...

Kết thúc quý I/2020, tuy chỉ có một vài ngân hàng công bố báo cáo tài chính nhưng những số liệu này phần nào đã phản ánh tác động tiêu cực của dịch COVID-19 lên kết quả kinh doanh của các nhóm ngân hàng...

Cập nhật kết quả kinh doanh quý I của nhóm ngân hàng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I vừa được Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) công bố, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này sụt giảm 11,14% so với cùng kỳ, chỉ đạt 5.222 tỷ đồng. Ngoài ra, lợi nhuận ở nhiều mảng kinh doanh tăng trưởng chậm, thậm chí là sụt giảm cũng đã khiến kết quả kinh doanh của Vietcombank kém phần sáng sủa.

Tổng thu nhập hoạt động quý I của ngân hàng này chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt hơn 12.200 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng 12% lên 4.910 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 43%, lên 2.152 tỷ đồng. Đây là những nguyên nhân chính kéo lùi lợi nhuận của ngân hàng trong quý đầu năm.

Trong khi đó, nợ quá hạn tính đến 31/3/2020 tại Vietcombank đã vượt 11.250 tỷ đồng, tăng 2.886 tỷ đồng, tương đương với 34,5% so với cuối năm 2019.

Được biết, Vietcombank đã mạnh tay tăng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đến gần 40% so với thời điểm ngày 31/12/2019 (từ hơn 10.416 tỷ đồng lên 14.548 tỷ đồng).

Là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện giảm lãi suất cùng nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19, dự báo kết quả kinh doanh của Vietcombank có thể còn gặp khó khăn trong các quý tiếp theo.

Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận trước thuế quý I của nhà băng này đã sụt giảm 7% so với cùng kỳ, đạt 988 tỷ đồng, rời mốc lợi nhuận nghìn tỷ. Sau khi trừ thuế, lợi nhuận Sacombank trong quý này còn lại 785 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm chủ yếu do lãi từ hoạt động khác giảm mạnh trong khi chi phí hoạt động lại tăng.

Cụ thể, trong khi tổng doanh thu quý I chỉ đạt 3.882 tỷ đồng, tăng 9,72%, thì chi phí hoạt động của Sacombank đã chiếm tới 2.477 tỷ đồng, tăng tới 20,84% so với cùng kỳ.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng quý I của Sacombank giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ, xuống 417 tỷ đồng. Nợ xấu tính đến 31/3/2020 ở mức 6.045 tỷ đồng, tăng hơn 313 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cũng tăng từ 1,94% lên 1,97%.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) trong quý I/2020 giảm 13,8 tỷ đồng, tương đương 23,25% so với cùng kỳ, xuống còn 45,5 tỷ đồng.

Dù vậy, nguyên nhân sụt giảm chủ yếu của Kienlongbank không nằm ở những ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây ra mà lại ở sự tăng vọt chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Chi phí này trong quý I/2020 đã lên đến 68,8 tỷ đồng, tăng mạnh 3.646% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là chi phí dành cho các khoản vay của một nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác theo phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt.

Trong khi đó, tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương tín (VietBank), kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý I/2020 ghi nhận 183,1 tỷ đồng trong báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng, tăng vọt so với con số 78,2 tỷ đồng cùng kỳ 2019.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý I của nhóm ngân hàng

Giải trình về biến động lợi nhuận với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Lê Huy Dũng – Quyền Tổng Giám đốc VietBank cho biết, nhiều khoản tăng thu nhập đến từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và đặc biệt là khoản tăng mạnh thu nhập đến từ mua bán chứng hoán đầu tư giúp ngân hàng đạt mức tăng lợi nhuận sau thuế trong quý I/2020 tới 104,9 tyt đồng, tương đương mức tăng 134% so với cùng kỳ 2019. Cũng trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng số dư các nhóm nợ xấu có dấu hiệu tăng lên tại VietBank, đặc biệt là ở các khoản vay bị chuyển sang nhóm nợ nghi ngờ có mức tăng tới 63% so với thời điểm đầu năm 2019.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của VietBank, tổng số dư 3 nhóm nợ xấu của VietBank đã tăng từ 538,9 tỷ đồng vào đầu năm nay lên 571,7 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2020.

Đáng lo ngại nhất trong các nhóm nợ xấu tại VietBank là nợ xấu ở nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bất ngờ tăng rất mạnh tới 63% trong các tháng đầu năm nay, từ con số 98,2 tỷ đồng kết thúc năm 2019 lên 160,1 tỷ đồng ở thời điểm kết thúc quý I/2020.

Theo đó trong thời gian tới đây nếu không được giám sát chặt chẽ và đôn đốc xử lý kịp thời, nhiều khả năng sẽ có thêm các khoản vay tại VietBank bị chuyển từ nợ nhóm 4 sang nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn.

Tính đến cuối tháng 3/2020, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy VietBank hiện có hơn 344 tỷ đồng nợ xấu ở nhóm có khả năng mất vốn, chiếm doanh số nhiều nhất trong 3 nhóm nợ xấu tại ngân hàng.

Theo ông Nguyễn Ðức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank vừa có thư gửi cổ đông trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến nhiều lĩnh vực và nền kinh tế.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý I của nhóm ngân hàng

Ông Vinh cho biết, dù bị ảnh hưởng, VPBank vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2020 về tăng trưởng tín dụng, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh còn ẩn chứa nhiều diễn biến phức tạp, các mục tiêu kinh doanh cả năm 2020 là thách thức không nhỏ với VPBank. VPBank hy vọng vào kịch bản lạc quan với sự ổn định của tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và các nước vào cuối quý II.

Trong tình huống dịch COVID-19 kéo dài sang quý III hoặc muộn hơn và kinh tế tiếp tục đình trệ, mục tiêu là đảm bảo an toàn vốn, tài sản và ổn định nguồn thu cùng với việc triệt để tiết kiệm chi phí đảm bảo ngân hàng có đủ thanh khoản và sẵn sàng ứng phó với các rủi ro phát sinh.

Đánh giá chung về những tác động của dịch bệnh lên hoạt động ngân hàng, CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, do tình hình dịch COVID-19 ngày càng phức tạp kể từ tuần thứ hai của tháng 3 nên ước tính tác động của dịch bệnh đối với kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng trong quý đầu năm là không lớn. Ngoại trừ một số ngân hàng lựa chọn chủ động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trước để có thêm nguồn dự trữ trong tương lai.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong quý II/2020 sẽ không mấy khả quan khi thu nhập lãi, thu nhập từ phí và thu hồi nợ xấu sẽ giảm xuống khi các ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua cung cấp các gói lãi suất cho vay ưu đãi và cắt giảm chi phí giao dịch và thanh toán.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả