Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Báo cáo rất ổn, hiện trường ngổn ngang
Khởi công từ tháng 9/2020 với tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km dự kiến phải hoàn thành vào cuối năm 2022, nhưng đến nay dự án vẫn còn nhiều hạng mục dang dở. Đánh giá về dự án, Bộ trưởng GTVT từng nói, báo cáo có vẻ rất ổn nhưng đi hiện trường thì thấy không.
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km, nối Đồng Nai và Bình Thuận, khởi công tháng 9/2020 với tổng vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, quy mô 6 làn xe.
Toàn bộ dự án được chia làm 4 gói thầu, trong đó địa bàn tỉnh Đồng Nai dài gần 52km với 2 gói thầu XL03 và XL04, chiều dài qua tỉnh Bình Thuận hơn 47km với 2 gói thầu XL01 và XL02.
Khi hoàn thành giúp hành trình từ TP HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết - Mũi Né rút ngắn một nửa, còn 2-2,5 giờ.
Điểm đầu nằm trên đoạn tuyến nối từ Quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh, tỉnh Bình Thuận thuộc điểm cuối dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Điểm cuối giao với tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư dự án), hiện nay công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành, các nhà thầu đang triển khai nhiều mũi thi công toàn tuyến ngày đêm tăng ca để đẩy nhanh tiến độ.
Dự án được khởi công vào tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành cuối năm nay. Tuy nhiên, hiện công trường vẫn còn rất ngổn ngang.
Hôm 22/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã đi kiểm tra thực tế dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Tại đây, sau khi nghe Ban quản lý dự án báo cáo tiến độ, Bộ trưởng GTVT nói báo cáo có vẻ rất ổn nhưng đi hiện trường thì thấy không.
Khối lượng thi công mà Ban quản lý dự án báo cáo so với hiện trường thực tế mà đoàn đi kiểm tra là rất khác.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng rất sốt ruột với đoạn cuối (đoạn qua Đồng Nai) vì thấy công trường còn ngổn ngang.
Bộ trưởng đã chỉ đạo các nhà thầu tập trung tối đa nhân lực, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu làm khẩn trương, quyết liệt nhất có thể để thông xe kỹ thuật cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vào cuối tháng 12/2022.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vào 30/4 năm tới, nếu không sẽ bị xử lý.
"Báo cáo của Ban quản lý rất ổn nhưng đi hiện trường không ổn chút nào. Dự án đã bị lùi tiến độ một lần, nếu đến 30/4 năm sau vẫn không đạt được thì các đồng chí viết sẵn đơn đi", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói với lãnh đạo Ban quản lý dự án Thăng Long.
Để đảm bảo tiến độ đến ngày 30/4 năm sau phải xong, tân Bộ trưởng Giao thông vận tải đề nghị tất cả nhà thầu phải tập trung tối đa nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ nhất có thể.
"Ban quản lý dự án phải báo cáo tiến độ từng ngày từng giờ cho Thứ trưởng phụ trách, chậm ngày nào là chịu trách nhiệm ngày đó", ông Thắng yêu cầu.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là một trong những dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và các tỉnh, thành lân cận.
Vài tuần gần đây, thời tiết thất thường, liên tục mưa lớn gây khó khăn cho thi công. Hiện tại, nhiều nhà thầu phải bố trí tất cả đơn vị thi công trên tuyến tăng ca, tăng kíp để đảm bảo đúng tiến độ như đã cam kết.
Cuối tuyến cao tốc này là nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với cao tốc Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vẫn còn là nền đất.
Hiện tại, có 69 mũi thi công đang được triển khai trên toàn tuyến. Một số đoạn đã hoàn thiện phần lòng đường, đơn vị thi công đang tiến hành các hạng mục còn lại như đổ lề đường để chuẩn bị đóng cọc, biển báo...
Một công nhân đang làm việc trên công trường dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận