Cảnh báo: 6 chiêu trò lừa đảo siêu tinh vi của giới “cò đất” - tỉnh táo để không bị “sập bẫy”
1. Chỉ báo giá một phần của mảnh đất
Một chiêu trò mà “cò nhà đất” rất hay dùng chính là dẫn dụ khách hàng tiếp cận với miếng đất chính là chỉ giao bán với một phần giá đất. Nhiều người khá bất ngờ khi ở nhiều tuyến đường trung tâm hay tuyến đường HOT mà giá bán lại cực kỳ rẻ.
Ví dụ, có một dự án ở vùng ven đô Hà Nội được quảng cáo trên 1 tờ rơi là 600 triệu/nền. Nhưng thực tế con số đó mới chỉ là số tiền cọc, còn lại giá bán thực lên tới 900 triệu đồng. Vì thế đừng có dại mà nghe những cái giá quá rẻ như thế, đó chỉ là chiêu trò của “cò đất” mà thôi.
2. Làm giả quy hoạch
Chiêu trò của cò đất này là hình thức lừa đảo tinh vi. Thường xảy ra tại khu vực ít sốt, ít thông tin hoặc ở những vùng nông thôn nơi chính quyền không để ý nhiều đến thông tin quy hoạch, tại những nơi này thường môi giới là từ nơi khác đến địa phương.
Cũng đã từng có trường hợp tại Phú Quốc, các báo đã đề cập có nhiều môi giới từ nơi khác đến làm giả quy hoạch sau đó họ tạo nên làn sóng thu hút, lôi kéo các nhà đầu tư từ nơi khác về mua đất, dự án với mức giá cao.
Họ có thể vẽ ra một quy hoạch nào đó gọi là bánh vẽ, với những tiện ích nội, ngoại khu hấp dẫn. Vì thấy quy hoạch này tiềm năng, đầu tư có lời nên người mua sẽ dễ dàng bị hấp dẫn đặt cọc mà không kiểm tra quy hoạch lại lần nào nữa.
Nếu muốn tránh trường hợp này, trước khi mua người mua nên tới cơ quan thẩm quyền kiểm tra quy hoạch. Có thể đến phòng địa chính phường xã, phòng đăng ký đất đai quận, huyện hoặc cũng có thể kiểm tra ngay trên những trang web chính thống để tránh bị lừa đảo.
3. Mạo danh chủ đầu tư bán dự án
Trong trường hợp môi giới đứng ra nhận cọc trong khi dự án chưa hoàn thiện cũng chưa mở bán, người mua cần hết sức lưu ý. Trường hợp này môi giới thường sẽ tự xưng là nhân viên thuộc CĐT dự án hoặc khẳng định là người nhà nên chào bán những suất bán với mức giá rẻ hơn thị trường.
Người mua nên yêu cầu gặp chủ đầu tư trước khi ra quyết định, vì hầu hết họ đều có đội ngũ của phòng kinh doanh, phòng bán hàng trực tiếp.
4. Thổi giá lên cao so với giá trị thực
Không chỉ việc lừa đảo thông tin, “cò đất” còn có chiêu trò thổi giá lên cao so với giá trị thực tế của miếng đất. Điều này làm cho người mua phải mua dự án với một mức giá cực chát.
Vì thế, thủ đoạn tinh vi của nhà môi giới nhà đất không có tâm diễn ra thường xuyên nên bạn cần phải cảnh giác, và có những quyết định sáng suốt để không bị “sập bẫy”.
5. Dụ đặt tiền cọc gấp
Tâm lý của khách hàng thường ham rẻ và ham tốt nên thường rất dễ bị cò xỏ mũi. Chẳng hạn như miếng đất này có giá bán rẻ lại ở địa thế tốt, nhiều lợi ích nếu không đặt cọc mua bán nhà đất ngay sẽ có người khác đặt cọc và bị mua mất.
Đôi lúc, “cò” còn thực hiện những vở diễn kiểu “chim mồi” nhằm tác động đến tâm lý với mục đích yêu cầu khách đặt tiền cọc gấp. Nhiều người vì cả tin rồi để bị lừa mua đất và thậm chí còn mất trắng cả số tiền đã cọc vì đã cả tin vào những chiêu trò của cò môi giới nhà đất.
6. Thả săn sắt, bắt cá rô
Ví dụ, khi được môi giới chào bán lô đất có vị trí A và người mua thấy đẹp nên đặt cọc. Trong thời gian ngắn khoảng 1 ngày/ tuần, thì được “cò” gọi lại hỏi có muốn bán lại do có khách muốn mua và cọc liền.
Điều này, tạo cho bạn cảm giác lô đất này đầy tiềm năng, dễ bán. Đồng thời, môi giới này vẫn tiếp tục chào bán thêm những lô khác nữa, với tâm lý “thừa thắng xông lên” người mua sẽ mắc bẫy mua một lúc mấy lô, người cuối cùng được lợi sẽ là môi giới. Chiêu trò này tuy ít được áp dụng nhưng nếu biết sẽ có thể tránh được những rủi ro này.
(Tổng hợp và biên soạn)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận