24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thúy Hạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

“Cần nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân để tận dụng lợi thế sân nhà”

Đảng và Nhà nước nên hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân trong một số ngành cụ thể để có thể tận dụng được lợi thế trên sân nhà...

Từ ngày 3/9 - 31/12/2019, Cuộc vận động "Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế" do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức được phát động thực hiện.

Ở góc độ của doanh nhân, doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Thuân Chủ tịch FIIN Group đã có một số chia sẻ với báo giới quanh việc lấy ý kiến cho cơ chế, chính sách kinh tế.

Là một doanh nghiệp, ông đánh giá vấn đề, khó khăn nằm ở đâu?

Theo chúng tôi được biết, Nghị quyết 10 cũng như các chính sách đã triển khai của Chính phủ đã bao quát được khá nhiều vấn đề, theo chúng tôi quan sát thì hệ thống doanh nghiệp Việt Nam rất đông và phát triển hơn nữa, tuy nhiên quy mô nhỏ, manh mún. Rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. Họ sẽ bất lợi trong nền kinh tế mở hiện nay.

Ông có ý kiến thế nào về sự công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước?

Các chuyên gia và truyền thông nói nhiều về vấn đề này nhưng theo tôi còn cả vấn đề khác nữa, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gần hết rồi. Từ quan sát của doanh nghiệp tư nhân về công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước và FDI. Thực tế cho thấy doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi, thuê đất giá rẻ. Trong khi đó để họ chuyển giá rất dễ dàng bằng nhiều cách.

Chính phủ cần tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó có nâng quy mô vừa và lớn của các doanh nghiệp trong nước để có thể khai thác thị trường nội địa và cạnh tranh sòng phẳng.

Có thể thấy đây là vấn đề mới và tồn tại song song giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Khi có Nghị quyết 10 ra đời thì đã có sự cải thiện nào hơn hay trong Nghị quyết này đã làm hài hòa hơn phần nào đó sự thiếu công bằng này hay chưa?

Tôi đã nghiên cứu kỹ Nghị quyết 10. Về chủ trương thì chuẩn nhưng triển khai thì mất thời gian. Như ngành chứng khoán chúng tôi có cơ chế thí điểm cho các mô hình kinh tế chia sẻ đã ra kịp thời sau 2 năm nhưng để đưa vào thực tiễn tôi nghĩ sẽ mất nhiều năm nữa. Cộng đồng tư nhân rất mong mỏi hào hứng nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian, mong muốn triển khai kịp thời và có nhiều chủ trương chính sách đi kèm theo.

Ông hãy đưa ra một đề xuất cụ thể về chính sách

Trước manh mún của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam cũng như quy mô quá nhỏ, để tận dụng lợi thế thì chúng tôi thấy Đảng và Nhà nước nên hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân trong một số ngành cụ thể để có thể tận dụng được lợi thế trên sân nhà và trước khi xuất khẩu.

Trong nhiều ngành hiện tại còn thiếu vắng khá nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam cụ thể là du lịch, nông nghiệp. Gần đây các tập đoàn lớn được hỗ trợ trong ngành ô tô, nhưng một số ngành vẫn thiếu.

Để Nghị quyết 10 đi vào cuộc sống, ông có thể ví dụ là cần kịp thời thế nào?

Cơ chế có rồi nhưng các bộ ngành phải triển khai trực tiếp các thí điểm.

Chúng ta kêu gọi FDI rất nhiều, liệu có rủi ro cho nền kinh tế của doanh nghiệp hay không, chúng ta cần làm gì để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp FDI?

Trong khối FDI vai trò của họ không cần bàn cãi, lệ thuộc vào FDI cũng tốt nhưng rủi ro. Như Samsung Galaxy, một sản phẩm mà ảnh hưởng rất lớn đến GDP Việt Nam. Trong khi đó đóng góp của họ với Việt Nam rất nhỏ. Thực tế đóng góp của khối doanh nghiệp tư nhân rất cao, bằng thậm chí hơn doanh nghiệp FDI rồi. Giá trị của họ để lại là gì? Hãy nhìn vào Singapore trước rủi ro về chiến tranh thương mại. Tiêu dùng nội địa họ thấp chỉ cần một cơn gió thì GDP giảm 4%. Đó là bài học cho Việt Nam.

Thời gian tới lần đầu tiên ở các ban Đảng có cuộc vận động các doanh nghiệp góp ý kiến trực tiếp và Đảng sẽ tiếp thu. Ông đánh giá thế nào?

Đảng đã xác định kinh tế tư nhân là một phần quan trọng nên việc lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước và thành phần khác là điều không có gì bàn cãi nếu như Chính phủ muốn kiến tạo và Đảng muốn thấu hiểu lòng dân.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả