Cách các nước tính thuế thu nhập cá nhân
Mỹ, Anh, Nhật Bản đều áp dụng biểu thuế lũy tiến, với khoản giảm trừ cá nhân có thể lên tới chục nghìn USD mỗi năm.
Tại Mỹ, thu nhập chịu thuế được tính bằng cách lấy tổng thu nhập trừ các khoản giảm trừ và miễn thuế như tiền đóng góp lương hưu, học phí đại học, lãi vay học đại học,... Sau đó, người dân tiếp tục trừ đi khoản khấu trừ tiêu chuẩn (standard deduction), hoặc khấu trừ từng khoản (Itemized deductions) rồi nhân với các mức thuế.
Mỹ hiện áp dụng biểu thuế lũy tiến, với 7 bậc là 10%, 12%, 22%, 24%, 32%, 35% và 37%. Ngưỡng thu nhập chịu thuế cũng được ghi chi tiết, tùy theo người nộp thuế là người độc thân, đã kết hôn và khai thuế chung, đã kết hôn nhưng khai thuế riêng, và người độc thân là trụ cột gia đình.
Ngoài thuế thu nhập liên bang, người Mỹ còn phải đóng thuế thu nhập bang. Hiện nước này có 7 bang miễn thuế. Trong 43 bang còn lại, 9 áp dụng một mức thuế cho tất cả cư dân. Những bang khác dùng biểu thuế lũy tiến, dao động từ 1-13,3%.
Bên cạnh đó, mức khấu trừ tiêu chuẩn với người độc thân và người đã kết hôn nhưng khai thuế riêng cũng được nâng thêm 400 USD. Mức tăng với người đã kết hôn và khai thuế chung là 800 USD. Các con số này với người độc thân là trụ cột gia đình là 600 USD và 19.400 USD.
Độc thân | Đã kết hôn, khai thuế chung | Đã kết hôn, khai thuế riêng | Độc thân là trụ cột gia đình | |
Khấu trừ tiêu chuẩn năm 2022 | 12.950 USD | 25.900 USD | 12.950 USD | 19.400 USD |
Khấu trừ tiêu chuẩn năm 2021 | 12.550 USD | 25.100 USD | 12.550 USD | 18.800 USD |
Trên thế giới, việc điều chỉnh cách tính thuế thu nhập cá nhân theo lạm phát khá phổ biến. Như ở Mỹ, tháng 11/2021, Sở thuế của nước này (IRS) công bố hơn 60 thay đổi với khung thuế liên bang cho năm 2022. Theo đó, các ngưỡng thu nhập trong bậc thuế được nâng lên 3% so với năm trước đó để phản ánh lạm phát tháng 10/2021 (6,2%) cao nhất hơn 30 năm. Việc điều chỉnh này nhằm tránh tình trạng người dân bị đẩy lên bậc thuế cao hơn hoặc bị hụt phần hoàn thuế, khấu trừ thuế do lạm phát chứ không phải do lương thực tế tăng.
Tại Anh, tháng 3/2021, chính phủ nước này cũng công bố điều chỉnh mức khấu trừ cá nhân và ngưỡng chịu thuế cho giai đoạn 4/2022 – 4/2026. Theo đó, mức khấu trừ cá nhân được nâng lên 12.570 bảng một năm, thay vì 12.500 bảng (16.600 USD). Thu nhập chịu thuế ở bậc 1 – Basic rate cũng được nới lên 50.270 bảng, thay vì 50.000 bảng.
Anh hiện áp dụng biểu thuế lũy tiến, với 3 bậc, tương ứng 3 mức thuế là 20%, 40% và 45%. Nếu thu nhập chịu thuế hàng năm trên 125.140 bảng, người nộp sẽ không được khấu trừ cá nhân. Ngoài ra, họ còn có thể được khấu trừ với một số khoản như tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ tức, 1.000 bảng đầu tiên khi tự kinh doanh, 1.000 bảng đầu tiên từ cho thuê nhà.
Thu nhập chịu thuế | Mức thuế | |
Khấu trừ cá nhân | 0 - 12.570 bảng | 0% |
Basic rate | 12.571 - 50.270 bảng | 20% |
Higher rate | 50.271 bảng - 150.000 bảng | 40% |
Additional rate | Trên 150.000 bảng | 45% |
Các mức điều chỉnh năm ngoái đều tính theo lạm phát. Tuy nhiên, việc giữ nguyên các mức này suốt 4 năm đang khiến chính phủ Anh chịu nhiều chỉ trích. Viện Nghiên cứu Tài khóa (IFS), có trụ sở tại London (Anh), hồi đầu tháng cho biết lạm phát Anh đang cao nhất nhiều thập kỷ và vẫn đang tăng tốc. Vì vậy, với việc giá nhiên liệu lên cao như hiện tại, Bộ Tài chính Anh có thể thu về thêm 21 tỷ bảng tiền thuế so với dự kiến. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho rằng các con số này là công bằng và hợp lý, nhằm giải quyết mức nợ công kỷ lục phát sinh vì Covid-19.
Thu nhập từ đi làm | Khấu trừ |
Không quá 1,625 triệu yen | 550.000 yen |
Trên 1,625 triệu đến 1,8 triệu yen | (thu nhập) 40% - 100.000 yen |
1,8 triệu - 3,6 triệu yen | (thu nhập) x 30% + 80.000 yen |
3,6 triệu - 6,6 triệu yen | (thu nhập) x 20% + 440.000 yen |
6,6 triệu - 8,5 triệu yen | (thu nhập) x 10% + 1,1 triệu yen |
Trên 8,5 triệu yen | 1,95 triệu yen |
Sau đó, họ sẽ tiếp tục được giảm trừ gia cảnh. Nếu thu nhập từ 25 triệu yen trở xuống, mức giảm trừ cá nhân tối đa là 480.000 yen. Nếu thu nhập từ 10 triệu yen trở xuống, mức giảm trừ cho vợ hoặc chồng tối đa là 480.000 yen. Ngoài ra, người phụ thuộc, người khuyết tật, góa chồng hay cha/mẹ đơn thân cũng được giảm trừ.
Cuối cùng, thu nhập chịu thuế sẽ được nhân với biểu thuế lũy tiến. Nhật Bản hiện áp dụng 7 bậc, với thuế suất từ 5% - 45%. 1,95 triệu yen đầu tiên sẽ chịu thuế 5%. Thu nhập chịu thuế trên 40 triệu yen bị áp cao nhất là 45%.
Ngoài ra, người nộp thuế tại Malaysia còn được hưởng hơn 20 khoản giảm trừ khác, từ chi phí chăm sóc cha mẹ, tiền mua thiết bị hỗ trợ người thân khuyết tật, học phí cho bản thân đến chi phí tế, vaccine,...
Biểu thuế lũy tiến của Malaysia được chia theo 12 bậc từ A – L. Trong đó, 5.000 ringgit đầu tiên được miễn thuế. Các mức thuế dao động 1-30%. Bậc thuế cao nhất áp dụng với người có thu nhập trên 2 triệu ringgit một năm. Biểu thuế này được bổ sung thêm một bậc từ năm 2020.
Tại Thái Lan - một quốc gia Đông Nam Á khác, Revenue Department – cơ quan phụ trách nguồn thu của nước này áp dụng khá nhiều khoản giảm trừ và hỗ trợ khi tính thu nhập chịu thuế. Theo đó, người nộp thuế sẽ được trừ thu nhập từ đi làm, từ tiền tác quyền, cho thuê nhà đất, tự doanh...
Bên cạnh đó, họ còn được hưởng khoản giảm trừ cá nhân là 30.000 baht (900 USD) một năm với người lớn (độc thân, vợ hoặc chồng, cha mẹ trên 60 tuổi và thu nhập dưới 30.000 baht một năm); 15.000 baht với con cái. Tiền lãi vay mua nhà trả góp, tiền bảo hiểm nhân thọ, học phí cho con, làm từ thiện... cũng được trừ vào thu nhập chịu thuế.
Thái Lan cũng dùng biểu thuế lũy tiến, với 150.000 baht đầu tiên được miễn thuế. Nước này hiện có 7 bậc thuế, dao động 5-35%. Bậc cao nhất áp dụng với người có thu nhập chịu thuế trên 4 triệu baht một năm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận