menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Cao Bảo

Các nước giàu có, văn minh cần có trách nhiệm hơn và hành xử công bằng (fair) hơn

Vâng các nước giàu có, văn minh cần phải có trách nhiệm hơn và cần có hành xử công bằng (fair) hơn trong công tác bảo vệ rừng và cao hơn là bảo vệ môi trường, đó chính là thông điệp của tôi qua mấy bài viết về rừng và nạn phá rừng, chứ không phải có ý nói rằng “tây phá rừng được thì ta cũng phá rừng” như một số bạn suy diễn, tôi chẳng bao giờ nghĩ tầm thường như vậy đâu.

Tại sao lại nói các nước giàu có văn minh cần có trách nhiệm hơn, bởi chính họ chứ không ai khác, là thủ phạm chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng nên vả mực nước biển dâng. Vâng, trong quá trình công nghiệp hoá, từ cuối thế kỷ 18, cả thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, gần 200 năm, họ đã huỷ hoại môi trường và chặt phá rừng rất nhiều.

Trong gần 200 năm thời kỳ công nghiệp hoá, khi sản xuất xi măng, sắt, thép, đồng, nhôm, giấy, hoá chất, phân bón, giầy da, túi xách; khi dùng than để làm ra điện, làm nhiên liệu cho tầu hoả, tầu thuỷ; khi dùng xăng để chạy ô tô, máy bay, tàu thuỷ; họ đã xả thải ra môi trường, ra không khí một khối lượng khí thải khổng lồ; mà phần lớn lượng khí thải được bơm vào khí quyển là khí thải giữ nhiệt. Nên nhớ rằng thời ấy chỉ có họ xả thải thôi, các quốc gia nghèo có xả thải đâu.

Trong vài trăm năm để đóng tàu thuỷ, làm cột buồm, làm nhà, làm đồ nội thất và làm củi đốt, họ đã đốn hạ sạch cả rừng nguyên sinh. Tất nhiên, họ đã trồng lại rừng, nhưng sau khi trồng lại họ lại tiếp tục khai thác (trồng và khai thác lặp đi lặp lại), kết quả là ngày nay họ không có rừng nguyên sinh chỉ có tree cover (hầu hết là cây trồng thưa) có tuổi đời dưới 30-50 năm.

Vâng, biến đổi khí hậu là kết quả tích luỹ hơn 100 năm của quá trình công nghiệp hoá, của diện tích rừng nguyên sinh bị giảm, chứ không phải do mấy nước nghèo, ý thức bảo vệ môi trường kém như truyền thông của họ vẫn tuyên truyền (các nước nghèo mới bắt đầu công nghiệp hoá dăm chục năm, đang ở thời kỳ sơ khai, tổng lượng xả thải chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng lượng xả thải).

Chưa hết, ngay cả hiện tại, người dân các nước phát triển giàu có vẫn đang tiêu thụ lượng điện lớn gấp 5, gấp 10, gấp 20 lần người dân các nước nghèo, tất nhiên, họ đã dùng một phần năng lượng xanh, năng lượng hạt nhân để giảm xả thải ô nhiễm, thế nhưng lượng khí thải Co2 ra môi trường của họ vẫn cao gấp 5, gấp 10, 15 lần người dân các nước nghèo, đấy là sự bất công mà họ cố tình lờ đi.

Có một thực tế là các nước đang phát triển có số năm xả thải ít hơn, có lượng khí thải thấp hơn rất nhiều, nhưng lại phải gánh chịu hậu quả của khí hậu nóng hơn thông qua các đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao, nước mặn xâm nhập vào sông, ruộng đồng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chính vì vậy mà trong khi thảo luận tại cuộc đàm phán về khí hậu ở Paris năm 2015, các nước đang phát triển đã yêu cầu các nước phát triển, giàu có, văn minh phải thừa nhận rằng quá trình họ giàu có cũng chính là quá trình họ huỷ hoại môi trường, thế nên họ phải có trách nhiệm với nhân loại về biến đổi khí hậu, đấy chính là công lý về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cũng trong cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu Paris 2015, các nước đang phát triển yêu cầu các nước giàu đóng góp vào quỹ tổn thất và thiệt hại. Số tiền này có thể dùng để thanh toán cho những thứ bị mất đi không thể lấy lại được, chẳng hạn như sự sống hoặc sự tuyệt chủng của các loài hay giúp các quốc gia giảm chi phí tái thiết sau bão, thay thế cây trồng bị hư hỏng hoặc di dời toàn bộ cộng đồng gặp rủi ro.

Trong hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Barbados Mia Mottley đã nói rất gay gắt “các nước giàu hơn ngừng vứt rác vào sân nhà tôi rồi bảo tôi dọn dẹp”, “Thật bất công và vô đạo đức. "Sai rồi.", còn Raeed Ali, đến từ Fiji thì nói “Cung cấp tài chính cho những mất mát và thiệt hại là điều tối thiểu mà các nước giàu có thể và nên làm”.

Rất tiếc rằng, hiện tại các nước công nghiệp phát triển, giàu có vẫn né tránh trách nhiệm, họ chỉ miễn cưỡng cam kết “tài trợ” mỗi năm 100 tỷ USD cho các nước nghèo trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai do biến đổi khí hậu toàn cầu, trong khi đó theo tính toán tổng thiệt hại thiên tai do biến đổi khí hậu toàn cầu của các nước nghèo lớn gấp nhiều lần con só 100 tỷ ấy.

Đấy chính là thông điệp tôi muốn nói qua mấy bài về rừng và nạn phá rừng. Rất tiếc rằng có khá đông người Việt lại đang đứng về phe các nước giàu có văn minh mà không đứng về phe người dân các nước nghèo trong cuộc chiến đòi lại công lý và công bằng trong công cuộc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Cao Bảo

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại