24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Cao Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các nước Đông Nam Á ráo riết tiêm vaccine mũi 3 cho người dân

Làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới tiềm ẩn nhiều rủi ro với một khu vực mà trong năm vừa qua đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt phong tỏa thời kỳ đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng.

Các nước Đông Nam Á đang chạy đua tiêm vaccine COVID-19 càng nhanh càng tốt trước khi đợt bùng dịch tiếp theo, biến chủng Omicron đang tiếp tục khiến cho tỷ lệ lây nhiễm cao hơn.

Theo báo Nikkei, làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới tiềm ẩn nhiều rủi ro với một khu vực mà trong năm vừa qua đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt phong tỏa thời kỳ đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng.

Philippines đã bắt đầu tiêm mũi tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên từ ngày 3/12/2021. Chính phủ Philippines khuyến cáo thời gian chờ đợi giữa mũi 2 và mũi 3 ước tính khoảng từ 3 đến 6 tháng.

2 mũi đầu tại Philippines chủ yếu vaccine Trung Quốc và Nga. Đối với mũi thứ 3, Philippines chủ yếu chọn vaccine của các nước phương Tây như Pfizer, Moderna và Astra Zeneca, vốn được coi như có hiệu quả tạo kháng thể cao hơn.

Hiện tại, mới chỉ 45% người tại Philippines được tiêm mũi vaccine thứ 2, theo số liệu của đại học John Hopkins. Philippines sẽ vẫn tiếp tục tiêm mũi 2 song song với tiêm mũi vaccine thứ 3 cho một số đối tượng người dân.

Từ ngày 18/12, Thái Lan bắt đầu tiêm mũi bổ sung Pfizer, Moderna và AstraZeneca cho người từ 18 tuổi trở lên trong đó có cả người nước ngoài.

Hai liều vaccine đầu tiên tại Thái Lan chủ yếu là vaccine AstraZeneca của Anh và vaccine của Trung Quốc. Những người tiêm vaccine AstraZeneca của Anh có khoảng thời gian chờ 3 tháng trước khi tiêm mũi 3. Còn với người tiêm vaccine Trung Quốc, chính phủ Thái Lan đã rút ngắn thời gian tiêm mũi 3 xuống còn 4 tuần.

Tính đến ngày thứ Tư tuần này, Thái Lan, sau khi mở cửa đón du khách, đã phát hiện hơn 700 ca nhiễm COVID-19 chủng Omicron. Các ca nhiễm này vừa đến từ nước ngoài và đồng thời là kết quả của việc lây nhiễm cộng đồng.

Tại Thái Lan, 65% người dân đã hoàn thành việc tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 2, một trong những tỷ lệ cao nhất tại Đông Nam Á. Giờ đây, Thái Lan đã ngừng chính sách miễn cách ly khi nhập cảnh.

Singapore có tỷ lệ tiêm vaccine 2 mũi cao nhất khu vực Đông Nam Á, ước tính khoảng 83% và giờ đây đã tiêm được mũi vaccine thứ 3 cho 39% dân số.

Chính quyền thành phố đang cân nhắc việc áp thời hạn chót với việc tiêm đầy đủ vaccine để ứng phó với thực tế rằng hiệu quả của vaccine giảm đi qua thời gian. Điều này cũng đồng nghĩa rằng người không tiêm vaccinne mũi 3 đúng thời hạn sẽ mất quyền đi trung tâm siêu thị hoặc vào nhà hàng.

Tính đến ngày thứ Tư, Malaysia đã tiêm mũi 3 cho khoảng 18% dân số. Tính từ tháng 2/2022, Malaysia sẽ không coi một người là đã tiêm vaccine đầy đủ cho đến khi họ tiêm mũi bổ sung. Điều này sẽ áp dụng với người độ tuổi từ 60 trở lên tiêm các mũi trước là vaccine Sinovac của Trung Quốc.

Indonesia hiện đang là nước có tỷ lệ tiêm 2 mũi mới đạt 41%, thấp nhất trong khu vực, như vậy Indonesia rất dễ đương đầu với đợt bùng dịch mới. Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch tiêm mũi bổ sung cho người già ngay từ tháng 1/2022.

Thanh niên và phụ nữ ở Đông Nam Á phải chịu gánh nặng từ tình trạng mất việc làm trong thời kỳ đại dịch do virus corona (COVID-19), theo nhận định trong báo cáo được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày hôm nay.

Báo cáo với nhan đề "Một cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác—COVID-19" và các thị trường lao động ở Đông Nam Á nhận thấy rằng nhóm người trẻ (15-24 tuổi), vốn chiếm chưa đầy 15% lực lượng lao động ở In-đô-nê-xia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, đã chiếm tới 45% số việc làm bị mất tại giai đoạn cao điểm của dịch bệnh vào năm 2020.

Ở Thái Lan, phụ nữ chiếm tới 60% tổng số việc làm bị mất, bao gồm 90% trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, trong quý 2/2020.

Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông, gây tổn hại tới lao động kỹ năng thấp cũng như lao động có trình độ trung bình, những người mà công việc của họ đang đối mặt với khả năng tự động hóa hoặc bị chuyển đi nơi khác. Lao động phi chính thức, lao động tự do, lao động tạm thời và lao động nhập cư là những nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Ramesh Subramaniam, nhận định: “Bất chấp những nỗ lực ứng phó chưa từng có của chính phủ, COVID-19 đã làm lộ ra những lỗ hổng đáng kể về bảo trợ xã hội liên quan đến tình trạng lao động phi chính thức cao và dai dẳng trong toàn khu vực. Nó cũng tạo cơ hội cho các quốc gia khắc phục những lỗ hổng này và mở rộng phạm vi bảo hiểm cho những người hưởng lợi mới và các nhóm bị loại trừ. Khi quá trình phục hồi diễn ra, trọng tâm của chính sách tài khóa có thể chuyển mạnh hơn từ cứu trợ sang kích thích, và từ kích thích sang đầu tư cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm”.

Báo cáo xem xét cách thức COVID-19 tác động đến thị trường lao động ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam kể từ đầu đại dịch. Việc này nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách xác định những ưu tiên, hạn chế và cơ hội để xây dựng và triển khai các chiến lược thị trường lao động hiệu quả trong quá trình phục hồi kinh tế và sau này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả