24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thành Chung
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các nhà đầu tư châu Âu sẽ nhắm tới ngân hàng nội nào?

Nghị viên châu Âu trong tuần qua đã thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

Một trong những cam kết được giới đầu tư tài chính quan tâm là Việt Nam cam kết với EU ngay lập tức sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư châu Âu lên 49% trong hai ngân hàng Việt Nam trong 5 năm tới ngoại trừ bốn ngân hàng có vốn nhà nước chi phối (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV), và sau lộ trình 5 năm các định chế tài chính châu Âu không còn bị giới hạn khi đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam.

Những cam kết này phải thực hiện đầy đủ trên các quy định về mua bán sở hữu, sáp nhập cũng như điều kiện an toàn, cạnh tranh, bao gồm giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng đối với từng nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đối xử quốc gia theo quy định Việt Nam. Dự kiến, trong kỳ họp tháng 5/2020 tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội Việt Nam thông qua lần cuối hai hiệp định vừa được Nghị viện châu Âu thông qua trước khi áp dụng ra thị trường.

Trong quá khứ đã có hai ngân hàng đến từ châu Âu trở thành cổ đông chiến lược tiêu biểu của hai NHTMCP ở TP.HCM, nhưng đến nay cả hai định chế tài chính châu Âu này đã bán cổ phần cho các quỹ đầu tư.

Theo đó, năm 2005 Ngân hàng Anh quốc Standard Chartered Bank đã bỏ ra 22 triệu USD để sở hữu 8,56% cổ phần của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); giá mua thời điểm đó là 62 ngàn đồng/cổ phiếu. Ba năm sau đó Ngân hàng Anh quốc này lại tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu trong ACB bằng việc mua lại toàn bộ 6,16% cổ phần của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) ở ACB và mua thêm 7,1% trái phiếu chuyển đổi của ACB. Như vậy, có thời điểm cả Standard Chartered Bank (nhánh Hồng Kông) và Standard Chartered APR Limited có tỷ lệ sở hữu tổng cộng là 18,35% vốn điều lệ ACB.

Tuy nhiên đến năm 2018 hai pháp nhân này đã thoái toàn bộ 154 triệu quyền sở hữu cổ phiếu ACB kết thúc 12 năm đầu tư vào ACB.

Tương tự, năm 2018 BNP Paribas cũng đã thoái toàn bộ 74,7 triệu cổ phiếu OCB (Ngân hàng Phương Đông) tương đương với 18,68% vốn điều lệ ngân hàng này sau 10 năm đầu tư. BNP Paribas ban đầu trở thành cổ đông của OCB vào năm 2007 với tỷ lệ sở hữu 10% vốn điều lệ ngân hàng Việt, sau đó đến năm 2011 đã tăng lên đến 20% và trở thành nhà đầu tư chiến lược của OCB.

Cả hai nhà đầu tư chiến lược đến từ châu Âu trong quá khứ đã từng sở hữu tỷ lệ cổ phần cao trong hai ngân hàng Việt trên đều đã thực hiện góp vốn tham gia hội đồng quản trị và gặt hái được nhiều lợi ích của các khoản đầu tư và có lãi. Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần trong các ngân hàng Việt Nam lâu nay có những mục đích kinh doanh rất rõ ràng trong từng giai đoạn. Nhưng phần lớn các ngân hàng ngoại sở hữu tỷ lệ cổ phần ở các ngân hàng trong nước làm trung gian tài chính cho ngân hàng mẹ ở quốc tế để kinh doanh các dịch vụ ngoại hối rất hiệu quả trên thị trường Việt Nam.

Còn hiện nay, hai ngân hàng nào sẽ được nhà đầu tư châu Âu nhắm tới để sở hữu tới 49% theo cam kết lộ trình trong 5 năm tới? Các chuyên gia tài chính cho rằng, mạng lưới, vốn góp đủ lớn để tham gia hội đồng quản trị, hay chỉ đầu tư kiếm lợi tức? Thực ra, mỗi định chế tài chính lại có khẩu vị khác nhau, yếu tố mạng lưới ngân hàng trong thời kinh tế số hiện nay không còn là mục tiêu tham vọng của các nhà đầu tư nước ngoài; chưa kể các cam kết WTO Việt Nam đã mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia khá sâu vào thị trường Việt Nam.

Lâu nay các ngân hàng ngoại thành lập 100% vốn tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Shinhan… chủ yếu phục vụ cho nhóm doanh nghiệp FDI của họ và họ chọn một nhóm khách hàng cá nhân là người Việt Nam để phục vụ cho vay qua phát hành thẻ. Thời gian qua Chính phủ cũng có ý cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài được mua lại toàn bộ 3 ngân hàng không đồng, chứ không nằm ở giới hạn 49% như cam kết trong EVFTA và EVIPA.

Với thực trạng hoạt động hiệu quả hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm, rõ ràng việc được sở hữu tới 49% cổ phần đang là một lực hấp dẫn không nhỏ với các ngân hàng châu Âu. Vấn đề là nhắm tới ngân hàng nội nào?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả