menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dương Mạnh

Các Ngân hàng Trung ương thế giới: Sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang trong chu kỳ suy giảm với nhiều áp lực đến từ các biến động kinh tế chính trị, dự báo xu hướng nới lỏng CSTT sẽ vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2020, tuy nhiên vai trò động lực trong việc nới lỏng CSTT có thể sẽ có

Trong năm 2019, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nhiều diễn biến phức tạp cùng với hàng loạt vấn đề về địa chính trị khác đã và đang phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế thế giới (GDP) được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo sẽ bước vào xu hướng giảm, bắt đầu từ năm 2019.

Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chậm lại kể từ nửa cuối năm 2018 trở lại đây, theo đó tốc độ tăng trưởng đã giảm từ mức 3,8% năm 2017 xuống còn 3,6% năm 2018. Xu hướng suy giảm này được dự báo tiếp tục diễn ra trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng năm 2019 chỉ đạt 3% - mức tăng trưởng thấp nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Diễn biến tăng trưởng chậm lại được ghi nhận ở cả hai nhóm nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Dự báo năm 2019, tốc độ tăng trưởng tại nhóm các nền kinh tế phát triển chỉ ước đạt 1,7% trong khi nhóm các nền kinh tế mới nổi chỉ đạt 3,9%, đây đều là những mức tăng trưởng thấp nhất được ghi nhận tại các nhóm nước từ sau khủng hoảng 2008 đến nay.

Để tránh cho kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy giảm tăng trưởng, trong năm 2019, NHTW tại các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Anh, khu vực EU,… đã chuyển từ trạng thái điều hành CSTT từ định hướng bình thường hóa sang nới lỏng. Xu hướng này cũng lan rộng ra các nền kinh tế đang phát triển, mới nổi và trở thành một làn sóng nới lỏng CSTT trong suốt giai đoạn từ quý II/2019 trở lại đây.

Theo thống kê của tổ chức Central Bank News, tính đến hết thời điểm cuối tháng 11/2019 đã có 64 NHTW tiến hành nới lỏng CSTT thông qua các biện pháp như hạ lãi suất chính sách, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện các chương trình cho vay với chi phí thấp mới hoặc khởi động lại các chương trình thu mua tài sản. Hiện tại, theo tính toán của Central Bank News, chỉ số theo dõi lãi suất toàn cầu (GIRM) đang ở mức 5,8%, giảm 62 điểm cơ bản so với cuối năm ngoái.

Trong số những NHTW đã nới lỏng chính sách, đáng chú ý là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tiến hành cắt giảm lãi suất 3 lần, NHTW châu Âu ECB đã tung ra thêm một chương trình thu mua tài sản mới và NHTW một số nước phát triển khác như Canada, Australia cũng đã phải hạ lãi suất trên 2 lần.

Về phía các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, Trung Quốc cũng đã hai lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và chính thức điều chỉnh giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2016 vào tháng 11 vừa qua. Một số NHTW các nền kinh tế mới nổi khác cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất nhiều lần như NHTW Ấn Độ giảm lãi suất 5 lần, NHTW Nga, Ai Cập và Indonesia giảm lãi suất 4 lần, NHTW Mexico, Brazil, Quatar hạ lãi suất 3 lần...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang trong chu kỳ suy giảm với nhiều áp lực đến từ các biến động kinh tế chính trị, dự báo xu hướng nới lỏng CSTT sẽ vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2020, tuy nhiên vai trò động lực trong việc nới lỏng CSTT có thể sẽ có sự chuyển hướng từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Những diễn biến tích cực hơn tại nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây khiến các đầu tư dự đoán Fed sẽ giảm bớt tần suất cắt giảm lãi suất trong năm 2020, đặc biệt khi Thống đốc Fed đã đưa ra tuyên bố Fed sẽ không tiến hành cắt giảm lãi suất chính sách về mức âm như yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tương tự như vậy, tại các nền kinh tế phát triển khác, dư địa để cắt giảm lãi suất chính sách cũng không còn nhiều, đặc biệt tại những nước hiện vẫn đang duy trì mức lãi suất âm như khu vực EU, Nhật Bản.

Theo đánh giá từ Ulrich Leuchtmann, giám đốc chiến lược tiền tệ tại Commerzbank AG, Đức, các thị trường mới nổi đang trong vị thế thoải mái để nới lỏng chính sách tiền tệ ứng phó kinh tế giảm tốc. Hiện tại, lãi suất thực, tức lãi suất ngân hàng trung ương trừ đi lạm phát, vẫn duy trì ở mức tương đối tốt tại các nền kinh tế mới nổi, trái với tình trạng lãi suất thực âm tại các nền kinh tế phát triển. Do đó nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi, từ đó ảnh hưởng tích cực tới các nước phát triển.

Theo thống kê từ Morgan Stanley, 20 trong số 32 ngân hàng trung ương được tổ chức này theo dõi đã nới lỏng CSTT trong năm nay. Các chuyên gia dự báo sẽ có thêm 13 NHTW tiếp tục hạ lãi suất trong năm 2020, chủ yếu tại các thị trường mới nổi 3. Trong đó, NHTW Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ là những NHTW có những hành động sớm nhất vào cuối quý I năm sau. Ngoài ra, NHTW Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan mặc dù có thể sẽ có sự thận trọng hơn nhưng cũng sẽ đi theo xu hướng nới lỏng CSTT trong nửa đầu năm tới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả