Các góc nhìn khác nhau về giáo dục Việt Nam
Từ 10, 20 năm nay chúng ta chê giáo dục Việt Nam rất nhiều, nào là lạc hậu, sai hướng, không theo triết lý giáo dục khai phóng, cần cải cách …, nói chung là chỉ có chê, không có khen và cũng chẳng ai bênh ngành giáo dục cả.
Hôm nay tôi mạo muội nêu 2 góc nhìn khác nhau về giáo dục Việt Nam để chúng ta cùng bàn luận.
CHÊ GIÁO DỤC VIỆT NAM
Đây là những lời chê giáo dục Việt Nam tôi đọc được trên báo và trên mạng xã hội:
“Giáo dục Việt Nam không chỉ lạc hậu mà nguy hiểm hơn, nó đang đi lạc hướng, ra xa con đường chung của nhân loại, đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh”,
“Giáo dục Việt Nam nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng, lạc hậu về phương pháp”,
“Việt Nam đang dạy cái thế giới không còn dạy, giáo viên phát ngượng, học sinh phản ứng”,
“Đại học công lập Việt Nam thì hỏng hẳn rồi, còn đại học tư thục Việt Nam thì chỉ là cỗ máy kiếm tiền thôi”,
“Phương pháp thi cử lạc hậu chính là nguyên nhân khiến giáo viên và học sinh Việt Nam thêm áp lực, nhiều người đặt hỏi gần 100% đều thi đậu, vậy thì họ tổ chức thi để làm gì?”,
“Giáo dục Việt Nam đang theo xu hướng nhồi nhét kiến thức biến học sinh thành con người vâng lời, thụ động, cần chuyển sang triết lý giáo dục khai phòng, biến học sinh thành con người biết suy nghĩ, chủ động, sáng tạo”,
Tôi tạm trích dẫn thế thôi, chứ chép hết lời chê thì có viết 10 bài vẫn chưa đủ, đấy là chưa kể chê sách giáo khoa, chê thi trắc nghiệm, chê thi tiếng Anh theo chuẩn IELTS, chê trường chuyên, lớp chọn ….
MỘT GÓC NHÌN KHÁC
Vâng, theo lẽ thông thường, cỗ máy mà dở, mà lạc hậu thì sản phẩm làm ra của nó tất phải chất lượng thấp. Vậy nên chúng ta cùng đi từ sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam xem nó tốt hay xấu, nếu xấu, nếu tệ thì nó xấu, nó tệ thế nào?
Có một thực tế ở FPT rất bất ngờ với nhiều người: hầu hết lãnh đạo cao cấp của FPT hiện tại đều tốt nghiệp các trường đại học trong nước (trừ thế hệ sáng lập FPT du học ở nước ngoài, hiện đã lui về hậu trường).
Đầu tiên là ban TGĐ FPT, cả 3 thành viên đều tốt nghiệp các trường Đại học trong nước (Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, Đại học Ngoại thương và Đại học Bách Khoa Hà Nội).
Thứ 2 là Chủ tịch, ban TGĐ các công ty thành viên lớn như FPT Software, FPT IS, FPT Telecom, FPT Tranding, FPT Retail, FPT Online … và các TGĐ FPT American, FPT Japan, FPT Euro, FPT Korea, FPT Slovakia cùng các Giám đốc nghiệp vụ tập đoàn (tổng gần 30 người), thì có đến 90% tốt nghiệp các trường đại học trong nước như Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Thăng Long, Đại học Kinh tế Tp HCM, Đại học mở Tp HCM.
Nên nhớ rằng FPT có qui mô doanh số trên 4 tỷ USD, 65.000 nhân viên, FPT Software có qui mô doanh số 1 tỷ USD, 25.000 nhân viên, kinh doanh quốc tế ở 30 quốc gia, FPT Trading, FPT Retail có qui mô doanh số tỷ USD. Nghĩa là những người lãnh đạo các công ty thuộc top những công ty có qui mô lớn ở Việt Nam, những người kinh doanh quốc tế, những người trực tiếp chinh phục và phát triển kinh doanh tại Mỹ, Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Canada, Australia, những người chinh phục và quản trị các khách hàng lớn nhất thế giới, những người quản trị hàng trăm nhân viên người nước ngoài trên chính đất nước họ là những người tốt nghiệp các trường đại học trong nước.
Thứ 2 là thống kê danh sách FPT Under 35 hàng năm của FPT, năm 2022 có đến 7/13 người tốt nghiệp Đại học FPT (thi và lựa chọn của FPT qua nhiều vòng và hoàn toàn công tâm).
Đấy là trong FPT, giờ chúng ta mở rộng ra toàn Việt Nam
Đầu tiên là Under 35 của Forbes năm 2022: có 4/6 người trong khối kinh doanh và khởi nghiệp tốt nghiệp đại học trong nước, 2 tốt nghiệp đại học ở nước ngoài; có 4/6 người trong khối hoạt động xã hội tốt nghiệp đại học trong nước, 6/10 người trong khối sáng tạo nghệ thuật, giải trí, thể thao tốt nghiệp đại học trong nước. Nên nhớ rằng những người du học nước ngoài có mặt bằng học hành và kinh tế cao hơn những người học trong nước.
Thứ hai là các vị shark trong chương trình Shart tank nổi tiếng trên TV, Shart Hưng tốt nghiệp ĐHBK HN và ĐHNN HN, Shark Bình - ĐHKHTN HN, Shark Việt - ĐH Thăng Long HN, Shart Kiên - ĐHSP HN, Shark Phú - ĐHKTQD HN, Shark Nguyễn Mạnh Dũng và nữ Shark trẻ Tuệ Lâm - ĐHNT Hà Nội, Shark Lê Hùng Anh - ĐHBK Tp HCM. Có người cho rằng Shark Tank chỉ là một game show, nhưng nên nhớ rằng các Shark đều là các doanh nhân thành đạt.
Thứ ba là các du học sinh: Việt Nam là quốc gia có số du học sinh lớn trên thế giới, đứng thứ 5 ở Mỹ, đứng đầu Asean, mỗi năm có dăm chục nghìn du học sinh nhập học ở Mỹ, Anh, Úc, New Zeland, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc …, quan trọng là khi sang học các trường học từ phổ thông đến đại học, các em đều theo kịp chương trình học, không bị đuối, không bị hụt hơi so với các học sinh, sinh viên các nước khác.
Tôi biết có một số người thường lý luận: Việt Nam đi du học nhiều vì nền giáo dục Việt Nam dở, chẳng phải đâu, các nước giàu có, tiên tiến, có nền giáo dục tốt vẫn sang Mỹ du học đông hơn Việt Nam (năm 2021-22, Việt Nam 20.713, Canada 27.013, Hàn Quốc 40.755, Nhật Bản 13.949).
Thứ tư là thi Olympic Toán học, Tin học Quốc tế, thành tích của Việt Nam thuộc top đầu thế giới.
Chưa hết GS Ngô Bảo Châu là người ASEAN duy nhất và là một trong 2 người Châu Á (học phổ thông ở Việt Nam và Nhật Bản) đoạt doanh hiệu danh giá Fields về Toán học. Tôi biết nhiều người nói nhờ nước Pháp chứ, nhưng đừng quên rằng GS Ngô Bảo Châu học phổ thông ở Việt Nam, tức có nền tảng từ giáo dục của Việt Nam.
Ở góc nhìn này thì có vẻ sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam đâu có tệ, đâu có dở như những lời chê bai nhỉ.
LỜI KẾT
Tôi không phủ nhận rằng nền giáo dục Việt Nam lạc hậu, cần cải cách triệt để cả về triết lý giáo dục lẫn chương trình, giáo trình, học và thi cử, thế nhưng chê nề
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận