24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Kim Oanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bước vào cuộc đua "đốt tiền", Mai Linh sẽ đi đâu về đâu?

Tham vọng sau năm 2021 sẽ có 20.000 xe taxi công nghệ, đối đầu trực tiếp với hai ông lớn là Grab và beGroup, tuy nhiên bức tranh tài chính còn mịt mờ sẽ là lực cản không lớn đối với Mai Linh.

Mai Linh đang rục rịch triển khai dịch vụ taxi công nghệ để cạnh tranh với các ứng dụng gọi xe. Đối tác sẽ dùng xe cá nhân để tham gia dịch vụ, không cần gắn mào, sơn lại màu xe.

Tham vọng "đấu" với Grab, be

Từ giữa tháng 7, Tập đoàn Mai Linh bắt đầu nhận đăng ký hồ sơ đối tác tài xế tham gia dịch vụ kinh doanh vận chuyển hành khách bằng ôtô 4 chỗ, 7 chỗ trên nền tảng taxi công nghệ mới. Mai Linh cho biết đang nhận đơn đăng ký đối tác tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Phú Quốc, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Mai Linh đang rục rịch triển khai dịch vụ taxi công nghệ để cạnh tranh với các ứng dụng gọi xe. Đối tác sẽ dùng xe cá nhân để tham gia dịch vụ, không cần gắn mào, sơn lại màu xe.

Đây là sản phẩm công nghệ mới của tập đoàn này, cho phép khách hàng đặt chuyến trên ứng dụng Mai Linh Taxi và đối tác nhận chuyến qua ứng dụng. Tài xế tham gia dịch vụ taxi công nghệ của Mai Linh không cần gắn đèn mui taxi, sơn lại màu xe. Các đối tác tham gia dịch vụ cũng sẽ được nhận khách tại điểm tiếp thị của hãng, nhận chuyến từ khách hàng doanh nghiệp như tài xế taxi truyền thống.

Tại đại hội cổ đông thường niên ngày 28/7, ban lãnh đạo Mai Linh cho biết mục tiêu thu hút 20.000 taxi công nghệ đến sau 2021.

Ngay trong trung tuần tháng 7, Mai Linh đã cho ra mắt mô hình xe taxi công nghệ, gồm Smart Taxi và SmartCar, tại Nghệ An. Đây là địa phương đầu tiên trên cả nước được Mai Linh lựa chọn để triển khai thí điểm dòng sản phẩm mới.

Đây được xem là một trong những chiến lược quan trọng của Mai Linh nhằm cạnh tranh với các ứng dụng gọi xe công nghệ đang phát triển nhanh trên thị trường như Grab hay be. Thay vì tiêu tốn chi phí lớn để đầu tư đội xe hàng năm, hãng taxi này có thể thu hút các tài xế cá nhân tham gia hợp tác tương tự các hãng gọi xe công nghệ.

Có cơ bứt phá?

Chủ tịch Mai Linh, ông Hồ Huy cho biết, đây là chiến lược quan trọng của Tập đoàn trong thời gian tới. "Chúng tôi phải chuyển mình thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trên đường đua số", ông Huy nói.

Trong cuộc đua 4.0, taxi truyền thống tại Việt Nam đã tỏ ra hụt hơi trước các hãng xe công nghệ, để mất một lượng lớn khách hàng vào tay những startup gọi xe mới nổi như Grab.

Theo một thống kê chưa đầy đủ, sau 5 năm kể từ khi Uber, Grab bước chân vào thị trường Việt Nam, tính đến giữ năm 2018, 40 hãng taxi truyền thống đã biến mất trên thị trường.

Mai Linh cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Việc mất thị phần một cách chóng vánh đã khiến doanh nghiệp này thua lỗ thê thảm.

Năm 2017, kiểm toán Deloitte nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Mai Linh do âm vốn lưu động gần 1.300 tỉ đồng, lỗ lũy kế gần 800 tỉ đồng và đến cuối năm 2019, khoản lỗ này đã lên tới hơn 1.000 tỉ đồng.

Do đó, việc chuyển đổi sang mô hình taxi công nghệ có thể được coi là yếu tố sống còn của doanh nghiệp truyền thống này.

Tuy nhiên, nhìn vào báo cáo tài chính của Mai Linh, người ta không khỏi giật mình khi doanh nghiệp này lại tỏ tham vọng "đấu" lại Grab.

Báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất năm 2019 vừa công bố của Công ty CP Tập đoàn Mai Linh vừa công bố mới đây cho thấy 2019 là năm đầu tiên Mai Linh hoạt động dưới một mô hình thống nhất là Tập đoàn Mai Linh. Trong đó, doanh thu hợp nhất hãng ghi nhận được là 2.237 tỷ đồng, giảm 9% so với năm liền trước.

Nhờ việc cải thiện được biên lãi gộp từ 18,8% lên 22,9% mà lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của taxi Mai Linh đã tăng 11%, đạt hơn 507 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phần lãi gộp kể trên không đủ bù đắp các chi phí phát sinh trong kỳ, từ chi phí lãi vay, bán hàng và quản lý doanh nghiệp… khiến hãng lỗ thuần 148 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh.

Khoản lỗ thuần này nhiều hơn 33% so với năm trước do doanh thu từ hoạt động tài chính của hãng giảm hơn 100 tỷ (63%) năm 2019.

Kết thúc năm 2019, Công ty ghi nhận khoản lỗ gần 6 tỉ đồng trong năm 2019, đưa tổng lỗ luỹ kế vượt mốc 1.000 tỉ đồng.

Tại Việt Nam, gọi xe công nghệ chưa bao giờ là một mảng kinh doanh có lãi.

Bước chân vào thị trường từ năm 2014, và hiện là đơn vị chiếm lĩnh gần như áp đảo thị phần gọi xe tại Việt Nam nhưng điều này không khiến cho Grab kinh doanh có lãi.

Trong suốt gần 6 năm hoạt động, Grab liên tiếp báo lỗ, năm sau luôn lỗ cao hơn năm trước. Cụ thể, báo cáo tài chính năm 2014 cho thấy, lợi nhuận sau thuế của Grab âm 51,7 tỉ đồng và lỗ tới 422 tỉ đồng trong năm 2015.

Sang đến năm 2016, Grab vẫn lỗ 445 tỉ đồng và bất ngờ số lỗ tăng vọt 789 tỉ đồng trong năm 2017. Số thua lỗ ngày càng tăng, tỉ lệ thuận với qui mô và mạng lưới của Grab tại Việt Nam.

Năm 2018, Grab ghi nhận khoản lỗ khổng lồ lên tới 885 tỉ đồng.

Ngoài Grab, beGroup hay GoViet (giờ thành GoJet) cũng vẫn đang loay hoay với "chiến lược đốt tiền" để mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường.

Do đó, để bước chân vào cuộc đua này, như lời vị Chủ tịch Mai Linh khẳng định, doanh nghiệp không những phải có tiền mà còn là rất nhiều tiền.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả