BSR: Giá xăng dầu tăng cao là động lực tăng trưởng chính
Giá dầu tăng cao giúp cải thiện biên lợi nhuận
1. TỔNG QUAN
Sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể
Quý IV/2021, khi tình hình dịch Covid được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, sức tiêu thụ trên thị trường tăng vọt trở lại. Sản lượng tiêu thụ cả năm vượt kết hoạch đề ra, đạt 6,497,587 tấn.
2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Trong năm 2022, BSR đã trả hơn 2,200 tỷ đồng nợ vay nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào. Tỷ lệ CFO/Doanh thu thuần tăng lên 8.4% do lợi nhuận trước thuế tăng mạnh. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính theo đó được cải thiện đáng kể
Cập nhật kết quả kinh doanh năm 2021
Quý 4/2021, doanh thu công ty tăng gấp đôi so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tăng 131%. Sau đợt giãn cách xã hội vào quý 3/2021, nhà máy hoạt động trở lại, vận hành liên tục ở mức công sức tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thời điểm hoạt động với công suất 108% - ngang với mức công suất trước khi các đợt dịch xảy ra.
Cả năm 2021, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều vượt xa kế hoạch được giao. Doanh thu thuần tăng 74% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng tăng từ -2,858 lên gần 6,700 tỷ đồng nhờ (1) Sản lượng tăng, (2) Giá dầu Brent tăng 60% so với cuối năm 2020.
3. TRIỂN VỌNG BSR
Giá dầu tăng cao giúp cải thiện biên lợi nhuận
Căng thẳng địa chính trị và sự chênh lệch giữa cung và cầu đã đẩy giá xăng dầu lên cao. Giá dầu Brent đã tăng hơn 15% chỉ trong tháng 1/2022 và lần đầu tiên vượt qua mức giá 90 USD/thùng trong hơn 7 năm.
Với đặc thù sản xuất, BSR luôn duy trì lượng tồn kho dầu thô lớn để sản xuất thành phẩm (khoảng 30 ngày). Do đó, giá dầu tăng mạnh giúp doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận nhờ nguồn hàng giá thấp. Biên lợi nhuận quý 1/2022 kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức cao.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu năm 2022 dự kiến quay trở lại mức trước đại dịch
Sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa đã tăng vọt trở lại sau các đợi giãn cách xã hội. Sản lượng nhập khẩu tăng trở lại từ tháng 9/2021.
Trong tháng 1 và tháng 2.2022, BSR đã bán vượt 15% sản lượng cho các khách hàng đã ký kết hợp đồng. Chúng tôi kỳ vọng tiêu thụ xăng dầu sẽ phục hồi về mức trước khi dịch Covid xảy ra và tăng trưởng 5,5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2025 theo kế hoạch của Chính phủ.
Nâng công suất nhà máy lên 105%
Nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong khi xăng dầu trong nước đang thiếu nguồn cung. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng đột biến này, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã nâng công suất lên 105%.
Nhà máy Dung Quất có công suất thiết kế là 6.5 triệu tấn dầu thô mỗi năm (tương đương 148,000 thùng dầu mỗi ngày). Với công suất 105%, sản lượng dầu thô được chế biến mỗi năm lên đến hơn 6.8 triệu tấn.
Năm nay, nhà máy dự kiến chế biến thử nghiệm 7 loại dầu thô mới và hoàn thành thử nghiệm nâng công suất phân xưởng NHT (137%) và CCR (112%).
Chênh lệch giữa giá dầu thô và giá thành phẩm (crack spread) tiếp tục ở mức cao
Giá các sản phẩm xăng dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng và tăng nhanh hơn mức tăng giá của dầu thô do sự tăng trở lại bất ngờ của nhu cầu tiêu thụ khi nền kinh tế phục hồi trở lại sau đại dịch cùng với sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
Crack spread xăng RON92 được dự báo sẽ tiếp tục tăng ~11% trong giai đoạn 2022- 2030
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận