menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Văn Thái

Bộ Công Thương xin "đặc quyền" gì khi đề xuất lập Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia?

Bộ Công Thương vừa có Tờ trình gửi Chính phủ cho lập mô hình đặc biệt Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia trên cơ sở sắp xếp tổ chức trực thuộc.

Bộ Công Thương đề xuất lập Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia với nhiều "đặc quyền"?

Trong tờ trình gửi Chính phủ về ban hành Nghị định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan này, thay thế Nghị định 98/2017, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ là mô hình đặc biệt, cùng lúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa là cơ quan tố tụng, tài phán.

Ủy ban này có các chức năng như: Quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp.

Bộ Công Thương xin "đặc quyền" gì khi đề xuất lập Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia?
Bộ Công Thương đề xuất lập Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia với một số đặc quyền về quản lý nhà nước và tố tụng... (Trong ảnh: Trụ sở Bộ Công Thương tại Ngô Quyền, Hà Nội).

Uỷ ban này được lập trên cơ sở tổ chức lại Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng, Hội đồng và văn phòng Hội đồng Cạnh tranh.

Uỷ ban có bộ máy giúp việc là cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, cơ quan này có quyền thu thập thông tin, triệu tập người làm chứng... để phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm...

Mô hình đặc biệt cùng lúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa đảm trách nhiệm vụ của cơ quan tố tụng, tài phán.

Đáng chú ý, theo đề xuất chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Công Thương, nhiệm kỳ 5 năm.

Tại tờ trình, Bộ Công Thương đề xuất giải thể Cục Công tác phía Nam, sắp xếp lại mô hình hoạt động theo hướng là đại diện của Văn phòng Bộ tại khu vực phía Nam.

Ngoài ra một số cơ quan văn phòng, vụ của Bộ cũng được sắp xếp, tái cơ cấu trong đó Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính & Đổi mới doanh nghiệp sẽ được hợp nhất, các phòng thuộc Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ cũng sắp xếp lại để giảm tối đa số lượng phòng trong năm nay.

Ba vụ được Bộ Công Thương xin giữ lại trong tờ trình gửi Chính phủ là Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi và Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ. Bộ Công Thương lý giải các Vụ nêu trên phải tham dự rất nhiều các sự kiện đối ngoại, các cuộc họp cấp kỹ thuật cả song phương và đa phương... Việc đi họp, đi đàm phán và tiếp xúc đối ngoại với các đối tác nước ngoài yêu cầu cán bộ tham gia phải có hàm cấp, để thuận tiện cho việc đối ngoại và giữ vị thế của đoàn Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngoài ra, đây là nguồn chính cung cấp cán bộ cho các thương vụ, nhất là người đứng đầu bộ phận kinh tế, thương mại tại các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Vì thế, nếu không có chức danh cấp phòng, các chuyên viên được cử đi thương vụ có hàm cấp ngoại giao thấp, không có vị thế khi làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp của nước sở tại, ảnh hưởng đến phát triển thị trường và bảo vệ lợi ích của Việt Nam.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại