Bí quyết xây dựng một danh mục đầu tư đúng đắn
Bạn đã từng trải qua những hoàn cảnh như thế này chưa: - Danh mục ôm hàng chục Cổ phiếu, đến lúc lỗ xử lý không nổi. - CP mua ít ít thì lãi, mua nhiều phát là lỗ. - Danh mục có số CP lời thì nhiều, số CP lỗ thì ít, nhưng tổng danh mục lại lỗ.
Thực tế, việc mua đúng hay mua sai nó chỉ là 1 phần nhỏ của giao dịch thôi. 2 NĐT sử dụng giống hệt nhau về Phương pháp giao dịch, tức là giá mua, giá bán, thời điểm giao dịch giống y như nhau, nhưng kết quả giao dịch có thể hoàn toàn khác nhau. Thậm chí người thì lãi to, người thì lỗ đậm.
Đó là do họ quản trị danh mục theo các cách khác nhau
Tại AlphaStock, chúng tôi tự hào về việc giúp nhà đầu tư có lợi thế khi đầu tư. Bài viết này, mình sẽ chia sẻ 1 phần nhỏ về vấn đề này
Đầu tiên, bạn phải thấy được Quản trị danh mục là rất quan trọng.
Danh mục nên có bao nhiêu Cổ phiếu?
Trong cuốn sách ”Làm giàu từ chứng khoán” của William Oneil, ông nói rằng, tài khoản từ 100.000$ đến 1.000.000$ thì nên sở hữu từ 5 - 6 CP.
Nhưng thực tế từ kinh nghiệm gần 10 năm đầu tư và quản lý hàng ngàn Khách hàng của chúng tôi cho thấy rằng. Với số vốn dưới 5 tỷ, nên sở hữu 2 - 4 Cổ phiếu. Với số vốn trên 5 tỷ, nên sở hữu 5 - 6 Cổ phiếu
Còn khoa học hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ bạn cách xác định số CP nên nắm giữ bằng công thức bài bản và áp dụng riêng cho từng NĐT ở 1 bài viết khác
Mỗi Cổ phiếu nên chiếm bao nhiêu % trong danh mục (Quy mô vị thế)
Tại AlphaStock, chúng tôi muốn thực sự đơn giản vấn đề này. Hãy “cào bằng” vốn cho mỗi Cổ phiếu. Tức là mỗi CP có giá trị ngang nhau về tỷ trọng nắm giữ
Ví dụ, tài khoản bạn có 1.000.000.000đ, bạn mua 4 CP, thì mỗi CP là 250.000.000đ
NHƯNG KHOAN ĐÃ …
Không phải cứ xuất hiện 1 cơ hội là bạn “múc” 1 phát cho đủ tỷ trọng đâu. Điều này sẽ khiến tài khoản bạn rất nhanh đi vào trạng thái rủi ro cao.
AlphaStock chúng tôi đề cao sự bền vững và luôn đặt câu chuyện quản trị rủi ro lên hàng đầu.
HÃY CHIA RA TỪNG PHẦN
Hãy bắt đầu vị thế bằng 1 phần của lượng cần mua. Có thể là 1/2 hay 1/3
Ví dụ bạn cần mua 250.000.000đ cho 1 CP, hãy bắt đầu bằng 125.000.000đ hoặc khoảng 83.000.000đ
Việc chi ra từng phần như thế này là một cách tuyệt vời để giảm thiểu rủi ro trong thị trường bị yếu hoặc khi một cổ phiếu mang tính chất đầu cơ cao. Và đôi khi chúng ta cũng cần cho cổ phiếu đó chứng minh sự tiềm năng bằng cách vào trước một phần vị thế và nếu thành công thì bắt đầu gia tăng tỷ trọng vào những điểm mua thích hợp.
MỘT PHẦN NÊN LÀ BAO NHIÊU?
Điều này thực tế không có con số nào chính xác cả, bạn nên linh hoạt 1 chút.
Ví dụ, Thị trường tốt, Ngành đồng thuận, CP setup (thiết lập chart) đẹp. bạn có thể mua 1/2 hay thậm chí là 2/3 lượng cần mua. Nhưng nếu mọi thứ chưa ủng hộ, bạn e ngại, hãy giảm vị thế lại, 1/3 hay 1/4 lượng cần mua chẳng hạn
KHI NÀO THÌ MUA GIA TĂNG
Phù Thịnh, không phù Suy
Đây như là châm ngôn, tức là hãy Mua gia tăng khi CP có lãi. Nếu CP lỗ hãy tập trung vào quản trị rủi ro. Tuy nhiên, đừng mua tùy tiện, bạn nên tìm những dấu hiệu kỹ thuật sau:
CP test lại MA50:
- Đường MA50 thường sẽ đóng vai trò như một hỗ trợ cứng. Nếu cổ phiếu rút lui về đường này và bạn vẫn đang có lợi nhuận trong giao dịch,đây có thể là vùng để thêm vào cổ phiếu. Các tay to/tạo lập họ cũng thường chú ý đến vùng hỗ trợ này và có thể gia tăng vị thế, chính vì thế bạn sẽ được hậu thuẫn từ những luồng tiền lớn này.
- Nhưng hãy cảnh giác: Nếu cổ phiếu phá vỡ mức hỗ trợ này và đóng cửa dưới 2% hoặc nhiều hơn so với đường MA50, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng của cổ phiếu đã kết thúc tạm thời. Trong trường hợp đó, hãy xem xét việc giảm vị thế của bạn hoặc chốt lời hoàn toàn
Break Out tại 1 nền giá cao hơn
Break Out từ 1 nên giá có thể là dấu hiệu cho việc khởi đầu 1 nhịp tăng tiếp theo. Bạn có thể Mua gia tăng tại đó
Danh mục đầu tư tốt nhất là phải phù hợp với phong cách đầu tư của bạn
Việc xây dựng danh mục đầu tư tốt nhất phải phù hợp với mục tiêu và mức độ chấp nhận độ rủi ro của bạn. Bằng việc tiến hành thường xuyên phân tích sau giao dịch và tinh chỉnh lược của bạn theo thời gian, bạn chắc chắn sẽ thành công trên một chặng đường kiên trì lâu dài của bạn.
Trên đây là 1 cách cơ bản để xây dựng cách quản trị danh mục, hi vọng hữu ích vs bạn
Đừng quên chia sẻ bài viết đến mọi người nhé!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận