BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết bứt phá từ các cung đường 'nghìn tỉ'
Vừa qua, sở GTVT Bình Thuận cho biết, tỉnh Bình Thuận đang có kế hoạch đầu tư các tuyến đường nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây xuống đường ĐT 719B ven biển.
Theo đó, tuyến đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sau khi dẫn xuống QL1 sẽ nối với đường Hàm Kiệm - Tiến Thành và dẫn xuống ven biển. Con đường này dài khoảng 10,2 km, nền đường rộng 37 m kết nối với đường ĐT 719B tại Tiến Thành (Phan Thiết) thì chấm dứt. Riêng đường ĐT 719B dài hơn 25 km chạy song hành với đường ĐT 719 hiện hữu ven biển.
Hai con đường này sẽ giao nhau ở khu vực Hòn Lan (Tân Thành, Hàm Thuận Nam) gần mũi Kê Gà. Lúc này hai con lộ sẽ tiếp tục song hành và đường mới ĐT 719B sẽ chạy vòng xuống ven biển rồi cả hai con đường cùng nối với thị xã La Gi và QL 55 đi Vũng Tàu.
Tổng vốn đầu tư của cả các tuyến là hơn 2.000 tỉ đồng, trong đó đường Hàm Kiệm - Tiến Thành là hơn 460 tỉ đồng; làm mới đường ĐT.719B gần 1.000 tỉ đồng; nâng cấp, mở rộng 32 km đường ĐT 719 hiện hữu khoảng 600 tỉ đồng.
Đối với Dự án cao tốc Bắc Nam, theo thông tin từ Sở GTVT tỉnh Bình Thuận, đến nay tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận đã cơ bản hoàn thành. Theo Sở GTVT tỉnh Bình Thuận, Dự án cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận có 3 phân đoạn cao tốc phía Đông gồm: Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài hơn 160 km nên khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn.
Cụ thể, đến đầu tháng 1.2020, tỉnh đã bàn giao cho các Ban QLDA của Bộ GTVT với diện tích 980 ha/1.213 ha (đạt 81%), UBND các huyện đã bàn giao hồ sơ bồi thường GPMB với diện tích 859,64 ha (đạt 71%). Tổng khối lượng vốn giải ngân đạt 1.376 tỉ đồng (đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo 25,7 tỉ đồng, Vĩnh Hảo - Phan Thiết 871 tỉ đồng, Phan Thiết - Dầu Giây 479 tỉ đồng). Trong đó giải ngân vốn chi trả tiền bồi thường cho người dân 1.229/1.376 tỉ đồng (đạt 89%), giải ngân cho các hạng mục khác như: đất lúa, đất rừng, di dời hạ tầng… chi phí tư vấn là 147 tỉ đồng.
Ngoài ra, tại các huyện có tuyến cao tốc đi qua đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền và chỉ đạo cho UBND các xã tuyên truyền và quản lý mặt bằng tuyến. Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở và công khai minh bạch đến tầng lớp cán bộ, nhân dân trong việc thực hiện các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án.
Nắm bắt những lợi thế nói trên, hiện nay nhiều tập đoàn lớn đã bắt đầu đổ vốn về khu vực TP.Phan Thiết, Bình Thuận với những dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô lớn. Nổi bật là Tổ hợp Du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Phan Thiet có quy mô 1.000 ha, sở hữu 7 km đường biển của Tập đoàn Novaland.
NovaWorld Phan Thiet nằm trên mặt đường ĐT 719B nối thẳng về trung tâm TP.Phan Thiết với các sản phẩm second home đa mục đích sử dụng bao gồm nhà phố nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse… mặt biển. Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Novaland cho biết, vị trí của dự án rất thuận lợi để phát triển theo mô hình tổ hợp với hàng trăm tiện ích đẳng cấp quốc tế nhằm thu hút, đón đầu lượng lớn du khách trong và ngoài nước.
Vừa qua, Novaland và đơn vị tư vấn quốc tế McKinsey & Company đã tiến hành bàn giao đề án Định hướng phát triển du lịch Bình Thuận tới năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cho UBND tỉnh Bình Thuận. Với việc triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2 là mở rộng sang BĐS nghỉ dưỡng và theo định hướng phát triển du lịch quốc gia, Novaland kỳ vọng cùng chung tay với địa phương để góp phần đánh thức tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh Bình Thuận lên tầm cao mới, từ đó góp phần ghi dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận