Bầu Hiển đề xuất "cấp bách" tháo gỡ vướng mắc dự án sân vận động Hàng Đẫy
Tại buổi đối thoại của Thành phố Hà Nội với doanh nghiệp chiều 16/4, ông Đỗ Quang Hiển Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn T&T đã kiến nghị, đề xuất một loạt vấn đề tới lãnh đạo thành phố để duy trì kinh tế.
Chủ tịch Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển đề nghị TP. Hà Nội tháo gỡ 2 dự án cấp bách đang bị ắch tắc đó là Tổ hợp sân vận động Hàng Đẫy, dự án đã được Thành ủy, UBND thông qua và được Chính phủ các bộ, ngành cho ý kiến từ năm 2018, tuy nhiên đến nay vẫn đang chờ.
Dự án thứ hai là Trung tâm quần vợt quốc tế tiêu chuẩn ATP tại Mỹ Đình, dự án được HĐND thông qua từ năm 2015, Chủ tịch Thành phố đồng ý chủ trương từ 2018, đang chờ lấy ý kiến các Sở.
Ông Hiển cho biết, 2 dự án này đều được đưa vào danh sách các dự án cấp bách phục vụ Seagame 21 nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng.
"Đặc biệt, khán đài B sân Hàng Đẫy có nguy cơ sập không ai dám ngồi. Tập đoàn T&T đã bỏ ra hơn 20 tỷ đồng để cải tạo sửa chữa khán đài B và nhà vệ sinh để phục vụ V-Leauge", ông Hiển nói. Cũng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, Trung tâm thể thao Mỹ Đình được ông Hiên mô tả đã nứt hở, mưa rộp, "các cháu cầu thủ trẻ không dám nằm, mà CLB Hà Nội toàn tuyển thủ quốc gia".
Điều đáng nói, 2 dự án này đều sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng vốn ngân sách, theo Nghị định 69 của Chính phủ và đã thuê đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới báo cáo ý tưởng quy hoạch, thiết kế; đã có thiết kế hạ tầng giao thông theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Với hiện trạng 2 khu này nhiều năm qua xuống cấp nghiêm trọng, do đó nếu kịp thời tháo gỡ được thủ tục pháp lý, xây dựng phục vụ SeaGame 21, cơ hội quảng bá du lịch từ các công trình thủ đô mang tầm vóc quốc tế.
Đề xuất ở vai trò là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, ông Đỗ Quang Hiển cho biết, DNNVV Hà Nội rất “mỏng manh và dễ vỡ” nên gặp rất nhiều khó khăn ở đầu vào và đầu ra của thị trường. Nhất là khi những doanh nghiệp này đang rất thiếu và yếu trong sự chủ động với thị trường.
Lý giải điều này, ông Hiển cho hay, hiện nay đầu vào và đầu ra của các DNNVV tâp trung chủ yếu vào một vài thị trường lớn, các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, những thị trường chiếm kim ngạch lớn, thị phần lớn này cũng là những vùng dịch lớn của thế giới.
"Các doanh nghiệp đang rất mong mỏi sự vào cuộc từ phía các cơ quan trung ương, trong đó có TP. Hà Nội", ông Hiển bày tỏ.
Cụ thể, với các giải pháp hỗ trợ, doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận theo từng bước, có tiêu chí, quy trình hướng dẫn cụ thể để việc hỗ trợ được đúng, trúng, kịp thời và nhanh.
Chủ tịch Hiệp hội DNNVV của Hà Nội đề xuất Thành phố tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tiếp cận các quỹ hỗ trợ đang sẵn có của Thành phố như Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ môi trường, Quỹ đổi mới sáng tạo công nghệ...
Ông cũng mong muốn thành phố đẩy nhanh đề án 20 khu cụm công nghiệp, cụm công nghiệp mở rộng để doanh nghiệp có thể tiếp cận được mặt bằng ngay trong lúc khó khăn như hiện nay.
Lấy dẫn chứng về May 10 với đơn hàng 400 triệu chiếc khẩu trang xuất khẩu để thấy năng lực sản xuất mặt hàng này của doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, ông Hiển đề xuất Thành phố kiến nghị với Chính phủ "mở room" xuất khẩu khẩu trang ra thế giới bởi đây được xem là kênh hiệu quả với doanh nghiệp.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận