24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Duong Tong Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bật mí bí quyết xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp 'Startup'

Bật mí bí quyết xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp 'Startup'

1. Lời mở đầu: Thành công của doanh nghiệp gắn liền với câu chuyện xây dựng văn hóa

Khi là một khách mua hàng, bạn có bao giờ thấy thích một nhân viên nào đó ở công ty A hơn ở công ty B dù cả 2 bán sản phẩm giống nhau, hoặc kỹ năng tương tự nhau không?

Bạn có để ý sự khác nhau rất rõ ràng về phong cách phục vụ của các cửa hàng Thế giới di động, FPT, Viettel Store hay trước đây là Viễn Thông A không? Dù các sản phẩm của họ đa số là giống nhau, giá bán cũng không chênh lệch nhiều?

Riêng bản thân tôi, từ những trải nghiệm thực tế khi đến mua sản phẩm tại tất cả các cửa hàng nêu trên. Tôi nhận thấy chúng có liên quan ít nhiều đến quá trình trau dồi kinh nghiệm.trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình trước khi bắt đầu khởi nghiệp.

Khi còn làm cho Đất Xanh, tôi cảm thấy huyết quản mình có dòng máu của một chiến binh, luôn khát khao chiến thắng, luôn vươn về phía trước.

Lúc là một quản lý bán hàng của CBRE Việt Nam, tôi lại cảm thấy mình là một con người đầy chính trực và chuyên nghiệp.

Hay lúc là một thành viên của Tokyu, tôi luôn thấy mình là một người kiên định, có tinh thần vượt khó, luôn luôn tìm cách cải tiến quy trình làm việc, trong đầu thì thấm đẫm tinh thần “omotenashi” (nghĩa là lòng hiếu khách).

Điều gì khiến tôi trở nên như vậy? Hay như vấn đề đã đề cập ở trên, điều gì khiến bạn có thiện cảm với một nhân viên ở công ty A hơn là công ty B?

Hay điều gì khiến bạn chọn mua hàng và được phục vụ bởi TGDD thay vì những chỗ khác. Cho dù sản phẩm và giá cả không khác biệt nhiều?

2. Sự khác biệt đó được định nghĩa là “Văn hóa doanh nghiệp (VHDN)”

Với tôi, VHDN là yếu tố cực kỳ quan trọng mà các bạn khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp nhỏ nên nghiêm túc quan tâm, chứ không hẳn chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, các corporate.

Bởi lẽ, nó có tính thực tiễn cao, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chứ không phải điều gì đó mang tính học thuật hay sách vở.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành bất động sản, tôi nhận thấy ở đa số các công ty vừa và nhỏ là khá giống nhau về dòng sản phẩm, về cách bán hàng, cách vận hành. Thậm chí là mức lương và mức hoa hồng trả cho sales cũng tựa tựa nhau.

Lấy ví dụ điển hình một doanh nghiệp bất động sản ở Bình Dương – Kim Oanh.

Một nhân viên cấp quản lý làm cho Kim Oanh một thời gian, sau đó ra khởi nghiệp. Khi đó, các sản phẩm mà doanh nghiệp khởi nghiệp.này bán thường là dòng sản phẩm Kim Oanh bán (hoặc liên kết bán hàng cho Kim Oanh).

Thậm chí, về cách tổ chức bán hàng, các thông điệp marketing, cách tổ chức vận hành hay các chính sách kinh doanh cũng gần giống với Kim Oanh…

Khi điều đó xảy ra, làm sao để thị trường phân biệt các doanh nghiệp này với Kim Oanh? Điều gì giúp định vị các doanh nghiệp này? Hay, điều gì khiến một bạn sales chọn vào các doanh nghiệp này để làm việc mà không phải là chọn Kim Oanh?

–>Bí quyết đơn giản nằm ở việc xây dựng “văn hóa doanh nghiệp”.

3. Vậy, tại sao chúng ta không xây dựng văn hóa doanh nghiệp song song với việc lập và thực thi chiến lược phát triển?

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình về cách xây dựng VHDN. Tôi đã áp dụng cho HomeNext, và có thể mạnh dạn nói rằng đã có hiệu quả.

Mặc dù, HomeNext chỉ đẩy mạnh sản phẩm căn hộ. Là dòng sản phẩm mới chỉ phát triển mạnh ở thị trường Bình Dương từ năm 2017 đến nay. Tuy nhiên, chúng tôi tự hào khi có một đội ngũ sales tài năng và nhiệt huyết đồng hành.

Chính vì vậy, các bạn chuyên viên bán hàng của HomeNext luôn khá dễ dàng có được thiện cảm và lòng tin của khách hàng. Hiệu suất bán hàng tương đối ổn định cũng như tỷ lệ turnover thấp hơn so các công ty trong cùng lĩnh vực khác.

Thật bi ai cho những chủ startup cho rằng: “Lo tập trung kinh doanh trước đi, xây dựng VHDN tính sau”. Vì nếu kể cả khi bạn có cơ hội làm việc đó (xây dựng VHDN sau khi đã kinh doanh 1-2 năm), nó cũng thực sự rất vất vả, đau khổ.

Để hỗ trợ các bạn có thêm các kiến thức về tầm quan trọng của văn hóa công ty. Đặc biệt là đối với các bạn trẻ đã và đang có mong muốn khởi nghiệp. Mời các bạn theo dõi nội dung phần 1 của chuyên đề “văn hóa doanh nghiệp” ngay bên dưới đây:

4. Phần 1 – Tại sao nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp Startup?

#1 – Cơ sở làm Marketing

Doanh nghiệp cũng giống như một gia đình có văn hoá. Một doanh nghiệp có văn hoá mới có thể nghĩ tới chuyện làm marketing. Tức là nói với thị trường vì sao nên chọn chúng tôi? Chúng tôi có gì nổi trội, có gì đáng để lựa chọn khi kinh doanh cùng dòng sản phẩm, giá bán tương tự những chỗ khác?

Marketing trong thời đại 4.0 chính là kể câu chuyện của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có những nét văn hóa đặc trưng, những câu chuyện nhân văn, tốt đẹp, lớn lao hơn bản thân doanh nghiệp. Thì lấy gì để kể với thị trường, với khách hàng mục tiêu?

Chỉ khi doanh nghiệp có văn hóa, có những câu chuyện truyền tải nét văn hóa đó. Thì khách hàng tiềm năng mới biết họ có cùng quan điểm về hệ giá trị, niềm tin hay không. Họ có hiểu được thông điệp marketing và lựa chọn doanh nghiệp để mua hàng hay không.

#2 – Tạo lợi thế cạnh tranh

Nếu công ty A lớn, công ty B, C nhỏ và giống hệt công ty A về mặt chính sách kinh doanh, về sản phẩm. Vì sao khách hàng, hay nhân viên lại phải lựa chọn công ty B, C mà không phải là công ty A?

Như đã đề cập ở trên, khi kinh doanh cùng dòng sản phẩm, nhắm tới cùng tệp khách hàng, cùng thị trường mục tiêu…thì văn hóa doanh nghiệp chính là bí quyết giúp chúng ta tạo ra điểm đặc trưng và khác biệt.

Văn hóa công ty góp phần kiến tạo lợi thế và sự khác biệt để cạnh tranh về khách hàng, về nhân sự. Bất chấp những khó khăn từ quy mô doanh nghiệp hay quy luật “cá lớn nuốt cá bé”.

#3 – Định vị

Ngoài năng lực chuyên môn, dòng sản phẩm kinh doanh, quy mô…thì VHDN là điều giúp thị trường định vị và phân biệt được doanh nghiệp A với doanh nghiệp B.

Ngoài ra, về mặt tâm lý học, tò mò chính là bản tính thường thấy của con người. Vì thế, họ sẽ rất quan tâm tới việc “Ai đứng sau công ty này?”, “Công ty này có gì khác biệt?”…

Trong quá trình làm việc, tôi thường sử dụng công cụ Google Analytics để theo dõi hiệu quả hoạt động của website công ty. Qua thời gian dài quan sát, tôi nhận thấy thời gian khách ở lại xem mục “Giới thiệu” thường cao. Ít nhất gấp đôi với thời gian xem các trang còn lại như “thông tin dự án” hay “sản phẩm”…

Khoảng thời gian còn đi làm thuê trước đây, khi có ý định nộp đơn xin việc vào công ty nào đó, tôi thường hay tìm xem các hoạt động văn hóa thể thao của họ. Và công ty nào có phần này rõ ràng, tôi có nhiều hơn một lý do để nộp đơn.

#4 – Không thể không có

Có vẻ hơi buồn cười khi nói cụm từ này. Nhưng đúng là như vậy. Văn hóa như là linh hồn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể nào chỉ có thể xác (cơ sở vật chất, đội ngũ, dự án…) mà không có linh hồn (văn hóa).

Điều đáng nói, nếu không chủ động xây dựng phông văn hóa, thì văn hóa của bạn sẽ là “không có văn hóa”. Về lâu dài, điều này rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp gần như không thể tồn tại, chứ đừng nói đến phát triển hay tăng trưởng…

#5 – Gắn kết đội ngũ

Bên cạnh những yếu tố khách quan bên ngoài, VHDN giúp việc giao tiếp nội bộ trơn tru và hiệu quả hơn. Các thành viên trong công ty dễ dàng gắn kết, yêu thương nhau hơn do có cùng hệ giá trị và niềm tin (nếu khác thì sẽ không làm chung được). Điều này đúng đối với mọi tổ chức lớn nhỏ, kể cả những câu lạc bộ bóng đá.

Trong cuốn “Cristiano và Leo – Khổ Luyện và Thiên Tài”, có một đoạn tác giả nói rằng: “Thành công rực rỡ của Barca một phần đến từ văn hóa câu lạc bộ tốt đẹp của họ”.

Văn hóa của họ khiến cho cầu thủ yêu thương, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau cả trong và ngoài sân cỏ. Nhìn họ đá, bằng mắt thường chúng ta cũng có thể thấy rằng họ có tính đồng đội rất cao, là nền tảng của lối đá tiki-taka trứ danh.

Kết luận

Trên đây chỉ mới là những yếu tố đầu tiên trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hãy đón đọc Phần 2 để nhìn nhận rõ hơn về các yếu tố còn lại. Từ đó, sẽ giúp các bạn xác định rõ hơn về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp Startup.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Duong Tong Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả