Báo cáo tổng quan nhất về nhóm Bank 2022 trên góc nhìn đầu tư
Báo cáo tổng quan nhất về nhóm Bank 2022 trên góc nhìn đầu tư gồm 7 phần được đánh giá kĩ lưỡng và dự phóng cho cả giai đoạn 2022-2025. Phần đặc biệt nhất là nhóm cổ phiếu tiềm năng và định giá đầu tư ( P7 ) xin được public sau nhé!
P1. Tổng Tài sản và Vốn chủ sỡ hữu
P2. Tăng trưởng tín dụng và huy động
P3. Tổng thu nhập - Chất lượng và tăng trưởng
P4. Quy mô các nhóm nợ xấu
P5. Triển vọng ngành Bank 2022
P6. Định giá ngành theo nội tại và so sánh với khu vực
P7. Trồng cây gì nuôi con gì
Do bài viết dài và nhiều dữ liệu nên tôi xin cắt thành 2 phần gồm phần 1 là 4 mục và phần 2 là 2 mục còn lại. Riêng phần 7 thì xin đợi thời điểm thích hợp nhé!
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN VÀ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN NHÓM BANK (P1)
1. TỔNG TÀI SẢN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tăng trưởng tổng tài sản mạnh mẽ vẫn thuộc về nhóm TOP2, TOP3 (Hình 1). Trong đó VPB, TPB đến từ việc tăng vốn mới. Còn lại đến từ huy động và lợi nhuận tích lũy lại trong năm.
VPB có mức tăng trưởng VCSH sau khi bán thành công 49% FEC cho SMBC. Quy mô VCSH của VPB hiện đạt con số 86.5k tỷ. Xếp sau TCB 93k tỷ và 2 SOEs-bank VCB 111k tỷ, CTG 93.6k tỷ và trên BID 86.4k tỷ.
Với việc SMBC chia tay EIB và nhiều khả năng sẽ mua vào 15% vốn của VPB trong thời gian tới, nếu thương vụ thành công, VPB có thể vươn lên trở thành ngân hàng có VCSH TOP1 với 120k tỷ đồng. Với cục tiền mặt trong tay, VPB cũng sẽ giống như TCB, việc room tín dụng sẽ được nới rộng nhờ CAR theo BASE II ở mức trên 15%, đáp ứng các mặt tăng trưởng mạnh mẽ trong 2022.
2. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ HUY ĐỘNG
TCB nhờ có hệ số CAR cao nhất nên room tín dụng và tăng trưởng cho vay thuộc top đầu (Hình 3, 4).
Cơ cấu cho vay trung và dài hạn của TCB cũng ở mức cao, CASA cao, kéo theo NIM cao và tăng trưởng trong lãi tiếp tục mạnh mẽ là hệ quả tất yếu.
Tăng trưởng huy động tốt nhất thuộc về MBB, tiền gửi không kỳ hạn bằng VND tăng 60k tỷ trong trong 74k tỷ huy động tăng lên của 2021.
VCB, TCB, MBB vẫn là 3 ngân hàng có sự quản trị nguồn vốn và cho vay hài hòa.
Trong khi đó, có thể thấy rõ sự lệch pha ở BID, CTG và cả ACB khi huy động chủ yếu có kỳ hạn mà cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này ảnh hưởng đến NIM và tăng trưởng thu nhập lãi thuần.
3. TỔNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG
TCB tăng trưởng ổn định ở cả thu nhập trong lãi và dịch vụ.
MBB TCB có nguồn thu ngoài lãi khá, tỷ trọng cao trong tổng thu nhập, đang dần bắt kịp VPB. Trong khi VPB cũng đang dần bắt kịp CTG và 2 SOEs-bank còn lại.
Năm 2021, trích lập dự phòng của các ngân hàng lớn hầu hết tăng mạnh so với 2020. Một số thông báo đã trích lập hết các khoản khoanh nợ theo TT02 như MBB, VCB, ACB. Riêng TCB không tăng nhiều và kéo theo con số lợi nhuận báo chỉ sau VCB.
Nhóm TOP3 cũng mạnh tay trích lập dự phòng, nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng khả quan. Đó cũng là lý do nửa cuối 2021 nhiều ngân hàng thuộc TOP3 vẫn bứt phá tốt như OCB, MSB, TPB.
4. QUY MÔ CÁC NHÓM NỢ XẤU
Nợ xấu đổi ngôi từ BID sang VPB sau khi BID trích lập dự phòng lớn trong 2 năm qua. VPB còn rất nhiều vấn đề cần xử lý với khối nợ từ nhóm 2-5 khổng lồ hơn 30k tỷ đồng.
Nợ xấu của VCB, TCB duy trì thấp nhất toàn ngành, trong khi LLR của VCB gấp hơn 5 lần số nợ xấu hiện hữu. Nhóm SOEs-bank cho thấy những tín hiệu tích cực trong việc mạnh tay trích lập nợ xấu, ráo riết hơn so với nhóm tư nhân khi tỷ lệ phủ đều trên 180%.
Về LDR, L/A: Hầu hết các bank đều tối ưu hệ số này, riêng TCB VPB do vốn chủ bắt đầu dày lên hệ số LDR gần và vượt mức 100%. Vì vậy, chúng ta xét tiếp chỉ số L/A, cho thấy, các ngân hàng trên vẫn chưa dùng hết nguồn VCSH của mình.
Về CASA: TCB vẫn duy trì vị trí số 1 toàn ngành với 50.5%, MBB bám sát sau với 47.6%, MSB, VCB. Dẫn tới, NIM của nhóm này cũng vượt trội hơn toàn ngành với 5.7% cho TCB và 5.1% cho MBB.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận