Báo cáo hoạt động kinh doanh là gì? Điểm nên lưu ý khi phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo lãi lỗ hay báo cáo doanh thu chi phí (income statement) là một trong 3 loại báo cáo cốt lõi (cùng với bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ) thuộc báo cáo tài chính. Báo cáo hoạt động kinh doanh giúp nhà đầu tư đánh giá khách quan về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy nhà đầu tư nên biết gì và lưu ý điều gì khi xem xét các chỉ số từ báo cáo này?
Báo cáo hoạt động kinh doanh thường có những thành phần chính nào?
Doanh thu
Tổng thu nhập của công ty đến từ hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Một công ty có thể có một hoặc nhiều dòng doanh thu tùy theo sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu được chia làm doanh thu và doanh thu thuần.
Doanh thu thuần = doanh thu - các khoản giảm trừ
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là tổng hợp các chi phí liên quan trực tiếp đến việc cấu tạo nên sản phẩm, dịch vụ.
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp hay còn gọi là lãi gộp, đây là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ.
Chi phí bán hàng
Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bao gồm các chi phí gián tiếp khác liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp như: tiền lương, tiền thuê và chi phí văn phòng, bảo hiểm...
Doanh thu tài chính & chi phí tài chính
Các khoản doanh thu và chi phí đến từ hoạt động tài chính như lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc chi phí bản quyền, chi phí cho các hoạt động liên doanh...
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Đây là lợi nhuận của công ty khi đã trừ đi các khoản chi phí nhưng chưa trừ đi các khoản thuế và lãi vay. Từ thu nhập trước thuế và lãi vay có thể tính ra lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN hiện thời - thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận ròng là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp có được sau khi trừ hết tất cả các chi phí và thuế trong doanh thu.
Phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thế nào?
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh chúng ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và đồng thời nhìn được khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp đang tăng hay giảm? Điều này bị ảnh hưởng bởi ngành nghề cốt lõi của doanh nghiệp hay là các yếu tố phụ trợ khác.
Nguyên nhân lợi nhuận doanh nghiệp tăng là gì? (Tốc độ tăng trưởng của doanh thu Chi phí hoặc ngược lại hay tốc độ giảm của doanh thu < Tốc độ giảm của chi phí)
Nguyên nhân lợi nhuận doanh nghiệp giảm là gì? (Tốc độ tăng doanh thu < Tốc độ tăng chi phí hay Tốc độ giảm doanh thu Tốc độ giảm chi phí)
Các chỉ số này so sánh với cùng kỳ như thế nào? Có thể lý giải các thay đổi này ra sao?
Ví dụ: theo báo cáo hoạt động kinh doanh của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk-VNM) trong Q2/21 có thể thấy:
Lợi nhuận sau thuế Q2/2021 giảm 7.2% so với cùng kỳ Q2/2020. Điều này bị tác động bởi các yếu tố:
- Doanh nghiệp có sự tăng trưởng về doanh thu (1.4%) nhưng lại chậm hơn so với sự tăng trưởng của giá vốn hàng bán (6%) - làm cho lợi nhuận gộp giảm (4%).
- Dòng thu nhập (không phải từ hoạt động kinh doanh chính) đều sụt giảm: thu nhập tài chính (12.7%) và thu nhập khác (7.2%) và đồng thời, chi phí liên quan tới doanh nghiệp đều gia tăng.
Chỉ số khả quan nổi bật có thể thấy trong Q2/21: Sự tăng trưởng doanh thu của VNM vẫn liên tục kéo dài qua các Quý. Đó là tín hiệu đáng mừng trong thời kỳ Covid-19 hiện nay.
Chỉ số tiêu cực nổi bật có thể thấy trong Q2/21: Sự gia tăng của các chi phí (Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng) đã làm sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, cần phải xem xét khâu quản trị của doanh nghiệp để hạn chế tình trạng này kéo dài.
Chúng ta cũng có thể làm tương tự so sánh với Q1/21, nhìn chung so với Q1/21 các chỉ số hoạt động kinh doanh của công ty trong Q2/21 có nhiều chuyển biến tích cực như: lợi nhuận sau thuế tăng, doanh thu tăng, giá vốn hàng bán giảm…
Xem thêm đánh giá của 24hMoney về báo cáo tài chính Q2/21 của Vinamilk tại đây
Một số lưu ý khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Doanh nghiệp hoạt động bền vững khi có dấu hiệu tăng trưởng lợi nhuận tốt trong tương lai.
Một trong những dấu hiệu đó chính là sự tăng trưởng về mặt doanh thu và ổn định về chi phí qua nhiều kỳ. Ví dụ: có thể thấy trong 5 năm trở lại đây, VNM có sự tăng trưởng tương đối đồng đều về mặt doanh thu, lợi nhuận, giảm giá vốn hàng bán và nhiều chi phí qua các năm.
Xem BCTC luôn được cập nhật mới nhất của hàng ngàn doanh nghiệp tại 24hMoney, tải ứng dụng trên Google Play hoặc App Store
2. Doanh nghiệp có đang sử dụng hiệu quả nguồn tài sản của mình được đánh giá qua chỉ số ROA (Return on Assets) - chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tài sản.
Xem thêm các chỉ số tài chính của VNM được phân tích tại 24hMoney tại đây
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
ROA thể hiện là 1 đồng vốn của doanh nghiệp thì sẽ sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROA cao và ổn định trong một thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có.
Với câu hỏi ROA phải là con số bao nhiêu mới đủ thì điều đó sẽ phụ thuộc vào:
- Lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động
- So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành
- So sánh với dữ liệu quá khứ
Ví dụ: Kết hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh của VNM trong Q2/21, ta thấy: ROA = 2,862,300/53,046,700 = 0.0534 ~ 5.34%
3. Doanh nghiệp có đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH) của mình không đánh giá qua chỉ số ROE (Return on Equity) - chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Xem thêm các chỉ số tài chính của VNM được phân tích tại 24hMoney tại đây
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Tổng VCSHVí dụ: Kết hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh của VNM trong Q2/21, ta thấy: ROE= 2,862,300/34,375,400= 0.0825 ~ 8.25%
ROE thể hiện là 1 đồng VCSH của doanh nghiệp thì sẽ sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ví dụ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE va HNX phải đáp ứng được ROE 5% trong năm gần nhất.
Khi đánh giá ROE, chúng ta sẽ nhìn nhận ở góc độ:
- ROE =< lãi vay ngân hàng: nếu doanh nghiệp có lãi vay ngân hàng lớn hơn hoặc bằng ROE thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
- ROE =< lãi vay ngân hàng: thì cần đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay chưa, từ đó xem xét doanh nghiệp này có khả năng tăng ROE trong tương lai.
Cùng tìm hiểu thêm các chủ đề tương tự tiện lợi và dễ dàng ngay tại 24hMoney - kênh thông tin đa dạng, phong phú về Tài Chính – Kinh doanh – Chứng Khoán – Bất Động Sản. Đặc biệt sở hữu thế mạnh trong lĩnh vực Chứng khoán, 24hMoney sẽ mang đến những chia sẻ từ chuyên gia hàng đầu, các bài viết nhận định - khuyến nghị tin cậy đồng hành cùng nhà đầu tư 24/7
Tải ứng dụng 24hMoney trên Google Play hoặc App Store
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận