menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím)

"Bank run" và nhìn lại trong nước?

Có nhiều bạn đang có một số thắc mắc về giải Nobel kinh tế 2022, xoay quanh việc điểm gì khiến một công trình nghiên cứu một vấn đề cũ kỹ lại đạt giải. Mình lược qua một số nét chính để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về vấn đề mà có nhiều sự trùng hợp để liên hệ với tình hình trong nước (câu chuyện ngân hàng).

CŨ – NHƯNG ĐÚNG

Đầu tiên là vấn đề "tại sao công trình cũ lại được giải". Thực ra là giải Nobel trao cho những công trình có tính đột phá làm thay đổi suy nghĩ của con người. Với các ngành khoa học tự nhiên, thì đột phá là mới nhất.

Nhưng với ngành khoa học xã hội như Kinh tế thì đặc điểm của nó là muốn biết nó có đột phá không thì phải sau một thời gian dài mới biết được vì nó cần thời gian kiểm nghiệm rất lớn.

Thường thì những công trình nào được nhiều người đề cập/cite references thì có cơ hội đoạt giải. Nhưng vì nhiều người biết đến thì nó lại thành "cũ" - kiểu như ai cũng biết. Vậy nên, khoa học kinh tế thường sẽ thấy những công trình đã quá lâu, nhiều người biết được giải. Và đó là lý do người thắng giải Nobel Kinh tế thường là khi đã già

TẦM QUAN TRỌNG

Nội dung công trình nghiên cứu (Ad sẽ không đi sâu chi tiết nội dung công trình), mà chỉ tập trung về tầm quan trọng):

Của Diamond và Dybvig về bank -run lần đầu tiên đã được đề cập từ năm 1983: họ đã dựng lên mô hình về khủng hoảng ngành ngân hàng, giải thích lý do cơ bản tại sao các ngân hàng sụp đổ bằng cách sử dụng các lý thuyết trò chơi.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là nó giải thích chi tiết PHƯƠNG PHÁP để tránh bank -run xảy ra (cụ thể là bảo hiểm tiền gửi liên bang FDIC và chức năng người cho vay cuối cùng của Fed).

Một yếu tố quan trọng tiếp theo của Diamond- Dybvig model đó chính là giải thích được TẠI SAO bank-run là vấn đề nền tảng của toàn bộ nền kinh tế (trong khi có rất là nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô khác cần quan tâm) và chúng ta luôn phải lo lằng về khả năng các ngân hàng nhận tiền gửi ngắn hạn và cho vay dài hạn

Và lúc này, nghiên cứu của Ben Bernake hợp nhất bổ sung đề giải thích tại sao vấn đề ổn định ngành tài chính lại là nền tảng cho sự ổn định toàn bộ nền kinh tế thực.

TẤT NHIÊN

“Tất nhiên là vậy, vì ngành tài chính đóng vai trò trung tâm, liên hệ chặt chẽ với mọi ngành khác trong nền kinh tế thực”- hẳn là nhiều bạn sẽ nói vậy. Nhưng ngành bất động sản cũng vây? chả phải chúng ta cũng đang lo cho nền kinh tế Trung Quốc sẽ khủng hoảng nếu ngành chiếm 1/4 GDP quốc gia này sụp đổ. Ngành nông nghiệp thì sao? Trụ đỡ của nền kinh tế, chả phải chúng ta từng trải qua nền kinh tế tự cung tự cấp mà cũng sống được nhờ nông nghiệp sao.

Câu hỏi tiếp theo đặt ra là, chúng ta thường chứng kiến suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính, nhưng không có nghĩa rằng khủng hoảng tài chính GÂY RA suy thoái. Điều này cũng giống như là, mặt trời thường mọc khi con gà trống cất tiếng gáy, nhưng không có nghĩa là con gà trống KHIẾN mặt trời mọc lên.

Ben Bernake không phải là người đầu tiên suy nghĩ về các vấn đề trên, nhưng ông ấy là người đầu tiên có thể chứng minh nó bằng các MÔ HÌNH TOÁN dựa trên những giả định về các hành vi kinh tế cá nhân rằng khủng hoảng tài chính có thể gây ra suy thoái ở nền kinh tế thực.

SUY THOÁI TRONG LỊCH SỬ

May mắn nhờ những quan sát cả đời của Ben, cuộc suy thoái 2008 đã diễn ra theo cách đỡ tệ hơn nhiều so với khủng hoảng năm 1929 dù khởi nguồn của hai cuộc suy thoái khá giống nhau. Để so sánh, số lượng banks phá sản năm 1929-1933 là 50%, trong khi đó là 0.6% ở năm 2009. Thu nhập quốc gia bình quân đầu người năm 1929 giảm 28%, 10 năm sau mới về mức cũ, thì con số này ở giai đoạn 2008 chỉ giảm 5%, mà chỉ mất 06 năm để trở về mức trước đó.

ĐIỂM KHÁC BIỆT

Điều khác biệt giữa hai giai đoạn? Đó chính là Bennake đã lập tức cứu các ngân hàng nhanh chóng, mặc cho những tiếng nói của những supply siders lúc đó là Glenn Hubbard cho rằng: các chủ ngân hàng phải trả giá cho thói tham lam của mình, chứ không phải là người dân đóng thuế (CHI TIẾT TẠI COMT)

Tựu chung lại, thanks 03 vị đã cho những người làm chính sách sau này những kiến thức cần thiết để điều hành dựa trên không chỉ những nghiên cứu và cả thực chiến cả đời của các vị, để nó dần trở thành “bình thường hoá, không gì mới” có lẽ là bởi vì nó đã trở thành điều “ tự nhiên cần phải làm” giống như mỗi khi sốt thì cần uống paracetamol vậy

Mod Võ Minh Chiến, Kinh tế trưởng QMVGroup

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím)

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại