Bàn về chiến lược sống chung với Covid
Tôi cho rằng “sống chung với Covid-19” là chiến lược chống dịch, là đích mà chúng ta hướng đến. Vì vậy, sẽ phải mất rất nhiều thời gian, rất nhiều nỗ lực của cả Chính phủ, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp và toàn thể người dân mới có thể đạt được “trạng thái sống chung với Covid-19".
Ngày 9/10 vừa qua, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói: “Chúng ta phải mất 3 đến 6 tháng nữa để có được trạng thái bình thường mới... Một vài quốc gia đã đạt được trạng thái này, chẳng hạn như ở châu Âu, nhưng họ đã phải trả giá đắt, mất nhiều mạng người trên đường đi tới đó”.
Theo thống kê, hiện số ca tử vong mỗi ngày ở Mỹ là 1.000-2.000 người, ở Anh là 120-150 người mặc dù đã tiêm 2 mũi vaccine cho 55-66% dân số.
Như vậy, để thực hiện chiến lược sống chung với Covid-19, mỗi quốc gia cần một lộ trình phù hợp. Lộ trình của mỗi quốc gia phụ thuộc vào triết lý chống dịch “an toàn tính mạng của người dân được ưu tiên cao hơn hay phát triển kinh tế được ưu tiên cao hơn”, cũng như phụ thuộc vào sự mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến sự phát triển kinh tế nghiêm trọng đến đâu.
Hiện tại, Việt Nam với tỷ lệ tiêm vaccine trên dân số mới đang ở mức rất thấp: 13,1% dân số đã tiêm đủ 2 mũi, 37,2% dân số đã được tiêm ít nhất 1 mũi, còn cách rất xa ngưỡng mà các nước Âu, Mỹ quyết định nới lỏng giãn cách, sống chung với Covid-19 (ngưỡng tối thiểu là 55% và trung bình là 70% dân số được tiêm đầy đủ vaccine).
Chính vì mức độ dịch bệnh rất khác nhau, tỷ lệ tiêm vaccine (kháng thể của người dân) cũng rất khác nhau giữa các địa phương nên chúng ta không những phải xây dựng lộ trình sống chung với Covid-19 cho cả quốc gia, mà phải cho từng khu vực địa lý và cho từng tỉnh, thành phố.
Nếu không xây dựng lộ trình theo từng tỉnh, thành phố, mà chỉ có lộ trình chung cho cả nước thì top 20-30 tỉnh mới tiêm vaccine được dưới 30% dân số sẽ bị hậu quả rất nặng nề khi dịch lan rộng trở lại.
Hơn 20 tỉnh phía Bắc hiện đang chỉ có 0-1 ca nhiễm/một ngày, nhưng lại chỉ mới tiêm vaccine được 20%-30% dân số. Nếu người dân này vào TP. Hồ Chí Minh thì Thành phố không hề ảnh hưởng. Nhưng chỉ cần vài ca dương tính từ TP. Hồ Chí Minh ra, rồi lây nhiễm mà chậm phát hiện thì rất dễ bị dịch nặng như các tỉnh phía Nam. Khi ấy thiệt hại cả về người và kinh tế sẽ rất nặng nề.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận