Bàn tròn đầu xuân với các chuyên gia: Việt Nam đã phát triển như thế nào?
2020 là năm kỷ niệm những sự kiện lớn "tròn chẵn", đánh dấu những cột mốc lớn nhìn lại một chặng đường dài, vạch ra những tầm nhìn mới, không ngoài mục tiêu hướng đến đưa đất nước phát triển thịnh vượng, người dân hạnh phúc đủ đầy.
Nhân dịp đầu năm mới 2020, Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi bàn tròn với giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam OUSMANE DIONE, nữ đại sứ Úc tại Việt Nam ROBYN MUDIE, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) BÙI TẤT THẮNG... để cùng nhìn lại chặng đường đã qua, thảo luận những cơ hội và thách thức sắp tới.
Xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân lớn
* Theo quý vị, thay đổi nào của Việt Nam đáng chú ý nhất thời gian qua?
Với sự ra đời của nghị quyết 10 vào năm 2017, khu vực kinh tế tư nhân đã được coi là động lực quan trọng của tăng trưởng. Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang được cải thiện nhờ những thay đổi của khung pháp lý thể hiện trong nghị quyết 19 và 02.
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ký kết năm 2018 và Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) ký kết vào tháng 6-2019 là những ví dụ điển hình cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường hội nhập kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Chúng tôi đang nhìn thấy những bước tiến rõ rệt của Việt Nam, đồng thời tin tưởng vững chắc vào những thay đổi và thành tựu kế tiếp mà các bạn có thể đạt được trong tương lai.
Tất cả yếu tố này và cùng với cải cách thể chế, giảm các giấy phép con, tự do hóa các hoạt động của khu vực kinh tế đã giúp cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh và đang hướng tới mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Gần đây đã xuất hiện doanh nghiệp tư nhân lớn có uy tín, tiên phong trong một số lĩnh vực và lấn sân sang sản xuất, cung cấp dịch vụ công và các dịch vụ xã hội khác.
Đây là một xu hướng rất đáng khuyến khích. Việt Nam đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi, tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu năm 2019, đây là một ghi nhận rất lớn về nhà nước kiến tạo.
Điểm sáng thứ hai là việc đề cao đổi mới sáng tạo. Chính điều này đã hỗ trợ cho xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh mới, gắn sự ra đời của các doanh nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây còn được coi là nội dung đột phá trong chiến lược phát triển 10 năm từ 2021 - 2030.
Hội nhập sâu vào kinh tế thế giới là điểm sáng thứ ba. Tất cả tạo dựng nên một nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tới.
Chuẩn bị tốt hơn cho những “cơn gió chướng”
* Thế giới đang thay đổi rất nhanh với những thách thức không lường trước được, Việt Nam cần phải thay đổi như thế nào để đảm bảo đạt được những mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra?
Nhiều báo cáo đã dự đoán về sự trì trệ của kinh tế thế giới. Việt Nam, đang trong một nền kinh tế với độ mở cao, phải chuẩn bị kỹ càng để chịu đựng cú sốc khi tốc độ tăng trưởng dần chững lại.
Vấn đề thứ hai cần lưu ý là phải bảo đảm phát triển kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Phát triển nguồn nhân lực cũng là lĩnh vực đáng lưu tâm nhằm giúp đất nước nắm bắt và đi đầu trong đổi mới sáng tạo cũng như xây dựng các chương trình nghị sự để phát triển khoa học công nghệ.
Nâng cao vốn con người, bảo tồn tài nguyên, cải cách thể chế và tăng cường hội nhập là bốn trụ cột quan trọng giúp Việt Nam tiến xa hơn và đạt được những mục tiêu trong báo cáo 2035.
* Năm 2016, Chính phủ Việt Nam phối hợp WB ra mắt báo cáo 2035 với những nhận định và tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao với GDP bình quân đầu người đạt 10.000 USD/năm. Cựu chủ tịch WB Jim Yong Kim từng cho rằng các mục tiêu trong báo cáo 2035 chỉ có thể hiện thực hóa khi Việt Nam giải quyết được vấn đề tăng trưởng năng suất và tiếp tục cải cách kinh tế. Ông nghĩ sao về nhận định đó?
Việc theo đuổi chính phủ điện tử là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trên hành trình số hóa, giải quyết một trong những thách thức lớn: đơn giản hóa thủ tục hành chính để từ đó gia tăng năng suất lao động và minh bạch cho người dân.
Việt Nam sẽ không thể phát triển nếu không nhận thức được những khó khăn đang tồn tại. Già hóa dân số nhanh chóng là một trong số đó. Chính sách nâng cao năng suất lao động phải được tính toán trong tương quan với thay đổi nhân khẩu học.
Trong đó, ứng dụng công nghệ và đào tạo nghề là lời giải then chốt. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, khi tình hình kinh tế khả quan, cần thúc đẩy nhanh quá trình cải cách.
Nếu Việt Nam có thể tận dụng và phát triển tốt hơn nguồn lực con người của gần 100 triệu dân, quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, phát huy quá trình tư duy đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác công - tư và mở rộng giao lưu với thế giới để hấp thụ nhanh chóng các kinh nghiệm bổ ích, các bạn sẽ còn tiến xa. Điều quan trọng là chúng ta phải thực sự bắt tay vào làm.
Rất nhiều cải cách đã được hoàn thành, nhưng các rào cản còn lại đối với việc tăng trưởng năng suất đòi hỏi những cải cách khó cả về mặt kỹ thuật lẫn chính trị. Khi mô hình tăng trưởng kinh tế sử dụng nhiều lao động hiện tại gặp các sức ép về tăng tiền lương/ tiền công, dân số già, cách mạng 4.0 và tự động hóa, nhu cầu giải quyết các rào cản này sẽ gia tăng.
Tôi tự hào nói rằng Úc ở đây để hỗ trợ Việt Nam giải quyết những thách thức này và chia sẻ các kinh nghiệm cải cách của chúng tôi.
Thách thức về môi trường
* Trong năm 2019, Việt Nam đang trải qua những vấn đề môi trường lớn, trong đó có ĐBSCL bị sụt lún, Hà Nội bị ô nhiễm không khí và nguồn nước. Việt Nam phải làm gì để giảm thiểu và ngăn chặn được những sự cố môi trường trong tương lai?
Nói cách khác, liệu chúng ta có bằng lòng hi sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng hay không nếu biết rằng cái giá phải trả thậm chí còn đắt đỏ hơn gấp nhiều lần. Việt Nam hôm nay phải luôn ghi nhớ hình ảnh đó để tránh đối mặt những hậu quả cay đắng trong tương lai. Chỉ tính riêng ô nhiễm không khí, mỗi năm có thể khiến Việt Nam thiệt hại từ 3-4% GDP.
Hiện chỉ có khoảng 20-30% nước thải sinh hoạt được xử lý. Trong khi đó, số lượng khách du lịch đến Việt Nam bốn năm vừa qua đã tăng đến bốn lần, từ 4,5 triệu lượt khách lên 16 triệu lượt, gây nên sức ép vô cùng lớn cho hệ sinh thái và môi trường bản địa.
Trong một bài tham luận gần đây, tôi có đưa ra gợi ý về cách tiếp cận “PRIME” mà chính quyền có thể sử dụng nhằm giải quyết bài toán ô nhiễm thông qua việc hoạch định (Planning), huy động nguồn lực thích hợp (Resources), cung cấp đầy đủ thông tin (Information), quản lý hiệu quả (Management) và thực thi đồng bộ (Enforcement).
Nhiều chính sách tốt đã được đưa ra như Luật môi trường, Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, quyết định 491 về xử lý chất thải rắn hay nghị quyết 120 về phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vấn đề quan trọng hơn là Việt Nam sẽ hành động như thế nào để thực thi những chính sách đó và thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn trong việc phòng chống những tác động của biến đổi khí hậu và quản lý, bảo tồn hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Tôi nghĩ rằng đầu tư vào năng lượng sạch và xây dựng chương trình nghị sự cho phát triển xanh sẽ là một bước tiến quan trọng cho Việt Nam. Với 3.260km đường bờ biển, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Có nhiều giải pháp khác nhau nhưng tựu trung lại, sự quyết tâm của Chính phủ và người dân Việt Nam mới là yếu tố then chốt để khắc phục và đẩy lùi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các công trình xây dựng và hạ tầng phát triển đã làm thay đổi bộ mặt Hà Nội. Cũng giống như rất nhiều thành phố hiện đại khác trên thế giới, những thay đổi này đã mang đến nhiều thách thức, trong đó có việc quản lý các vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí. Như bạn đã chỉ ra, những thách thức này không chỉ xảy ra ở thành phố mà còn ở nông thôn và ở các vùng miền.
Mấu chốt để giải quyết những thách thức này là đảm bảo việc tăng trưởng kinh tế và quản lý tài nguyên bền vững cần song hành và hỗ trợ lẫn nhau. Những chính sách sáng suốt và dựa trên bằng chứng của Chính phủ đối với phát triển bền vững là rất quan trọng.
Tất nhiên, không chỉ duy nhất Chính phủ cần hành động. Các ngành kinh tế và doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo và thúc đẩy những thay đổi.
Các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học cũng cần phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển công nghệ mới và chúng ta cần hỗ trợ họ bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thương mại hóa các ý tưởng tốt nhất.
Thế hệ trẻ của chúng ta cần được khích lệ để giữ vai trò tiên phong trong việc ứng phó tốt hơn với biển đổi khí hậu và các thách thức môi trường ngày càng phức tạp thông qua những chính sách, hoạt động đào tạo và những hỗ trợ phù hợp của từ phía Chính phủ.
Một ví dụ về hỗ trợ của Úc trong lĩnh vực này là những hoạt động của chúng tôi ở ĐBSCL. Thông qua Quan hệ đối tác chiến lược Úc - Ngân hàng Thế giới, chúng tôi đang hợp tác cùng Ngân hàng Thế giới hỗ trợ việc phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.
Chúng tôi cũng đang chia sẻ những kinh nghiệm và bài học mà Úc có được từ việc đối mặt với những thách thức ở lưu vực sông Murray Darling mà nhiều trong số đó giống với những gì đang đe dọa tại ĐBSCL.
Thế hệ trẻ - nhân tố định hình tương lai đất nước
* Ông/bà đánh giá như thế nào về sứ mệnh của người trẻ Việt Nam trong sự phát triển chung của xã hội?
Thế hệ trẻ là nhân tố định hình tương lai đất nước, nhằm xây dựng một xã hội mở, công bằng, bình đẳng và minh bạch cho tất cả mọi người trên cơ sở phát huy những thành tựu kinh tế và đổi mới sáng tạo.
Trong quá trình đó, họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới, mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường hay rác thải nhựa, yêu cầu nhiều hơn những giải pháp mang tính đột phá để giải quyết tận gốc.
Tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng thế hệ trẻ Việt Nam có đủ quyết tâm, khả năng và lòng dũng cảm để học hỏi, rèn giũa nhằm vượt qua khó khăn và đóng góp cho một xã hội, một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, thế hệ hiện tại cũng giữ vai trò then chốt. Chúng ta cần đảm bảo rằng những cái cách về thể chế và kinh tế tập trung vào tính bền vững dài hạn phải được hỗ trợ để chúng ta có thể để lại một di sản tốt cho thế hệ tiếp theo.
Mong ước đầu xuân
* Người Việt quan niệm mùa xuân là thời điểm của những sự khởi đầu. Ông/ bà có điều gì muốn gửi gắm đến Việt Nam trong những năm sắp tới?
Chúng ta có nhiều yếu tố thuận lợi: là một dân tộc có dân số đông, có tính sáng tạo cao, nền tảng giáo dục tương đối tốt, do đó không có lý do gì để thể chế kinh tế, chính trị ngăn cản sự phát triển.
Rõ ràng có những thách thức đang ở phía trước nhưng bằng việc cùng nhau hợp tác, tôi lạc quan rằng Việt Nam sẽ hiện thực hóa được những khát vọng của mình.
Úc tự hào là một người bạn, một đối tác của Việt Nam khi chúng ta cùng nhau nỗ lực hướng tới một tương lai an ninh, an toàn và thịnh vượng. Tôi xin chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng.
Trong tương lai, WB cam kết hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn trong việc xây dựng các chương trình nghị sự và thiết lập quan hệ đối tác với cộng đồng quốc tế, trong đó có những đối tác chiến lược của chúng tôi như nước Úc.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận