24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thành Dũng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bàn tròn chứng khoán: Nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái quá bán, cơ hội đầu tư đã đến?

Đáy rồi, mai mua full cổ phiếu.

Thị trường đã có chuỗi giảm sâu và nhiều nhóm cổ phiếu đang được đánh giá là đã rơi vào trạng thái quá bán. Cơ hội đầu tư sẽ đến với các cổ phiếu này hay nhóm cổ phiếu nào, cùng Báo Đầu tư chứng khoán tìm câu trả lời từ một số chuyên gia chứng khoán trong chuyên mục Bàn tròn tuần này.

Chỉ số VN-Index đang tiệm cận về mức 700 điểm, trước tâm lý bất ổn của thị trường xung quanh diễn biến covid-19. Tuần tới, thị trường sẽ chuyển biến theo kịch bản nào, theo cảm quan của các ông?

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng

Nhìn chung xu hướng thị trường là tiêu cực, tuy vậy sẽ có những phiên phục hồi nhất định về mặt kỹ thuật nhưng chưa thể thay đổi xu hướng thị trường trong dài hạn vẫn đang đi xuống.

Dòng tiền lớn vẫn nằm ngoài thị trường, tâm lý nhà đầu tư tiêu cực, các biện pháp kích cầu chỉ mang tính hỗ trợ, chứng khoán thế giới xấu, các sản phẩm tài chính mạnh như vàng vẫn bị bán tháo trong tâm lý tạo thanh khoản, giữ tiền mặt và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng áp đảo thì việc đảo ngược xu hướng vẫn chưa thể bắt đầu.

Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo quan sát của tôi, lực bán tại nhóm VN30 vẫn đang có những dấu hiệu giảm nhiệt, đây là điều kiện cần để hình thành một sự cân bằng ngắn hạn. Mặc dù vậy, các tín hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện do lực cầu giá cao vẫn tỏ ra khá dè dặt.

Trong tuần tơi, thị trường có thể xuất hiện phiên tăng điểm vào đầu tuần sau ngày cơ cấu ETF. Sức mạnh của phiên tăng này có thể sẽ gợi ý khả năng thị trường có thể tiếp tục phục hồi hay không.

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Tôi cho rằng đà giảm của thị trường sẽ tạm thời chững lại và không loại trừ một nhịp hồi phục nhẹ trong tuần sau bởi:

(i) những gói kích kích tiền tệ mạnh mẽ và kịp thời của nhiều nước sẽ phần nào trấn an tâm lý nhà đầu tư toàn cầu;

(ii) nhịp giảm sâu vừa qua đã đẩy VNIndex về mức giá trị tương đối thấp, thể hiện qua chỉ số P/E ở mức đáy của nhiều năm và kích thích tâm lý “bắt đáy” của một số nhà đầu tư;

(iii) thị trường đã phản ánh phần nhiều những kịch bản tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 nên rủi ro “bán tháo” sẽ khó tiếp tục xảy ra.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán quốc tế liên tiếp chứng kiến các phiên giảm điểm kỷ lục, thị trường trong nước chịu áp lực bán ròng mạnh từ khối ngoại thì hoạt động đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ ở một số doanh nghiệp, hay nhiều lãnh đạo đăng ký mua nhằm ổn định giá cổ phiếu đang được nhìn nhận là tích cực với thị trường. Liệu động thái này có củng cố cho nhà đầu tư thêm chút niềm tin, theo các ông?

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng

Bàn tròn chứng khoán: Nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái quá bán, cơ hội đầu tư đã đến?

Ông Phan Dũng Khánh

Cũng như một số chính sách kích cầu gần đây như giảm thuế phí thì biện pháp này cũng chủ yếu là hỗ trợ, hạn chế mặt xấu nhiều hơn là thay đổi xu hướng thị trường vì tâm lý nhà đầu tư quan tâm đến kinh tế, dịch bệnh nhiều hơn là các động thái ngắn hạn. Tuy nhiên các cổ phiếu được mua vào có thể có chuyển biến tích cực hơn là thị trường chung.

Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC)

Trong bối cảnh khối ngoại liên tục bán ròng mạnh, việc các công ty mua cổ phiếu quỹ hoặc cổ đông nội bộ đăng ký mua vào cổ phiếu có thể được coi là đối trọng kể cả về mặt tâm lý cũng như cung cầu. Tuy nhiên, niềm tin của nhà đầu tư chỉ thực sự được củng cố nếu những động thái này được thể hiện bởi những chuyển biến rõ ràng hơn trên bảng điện tử.

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Hiện tượng “thiên nga đen” Covid-19 gây các xáo trộn đột ngột đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp, khiến việc định giá doanh nghiệp theo các mô hình định giá gặp nhiều khó khăn do giả định thay đổi.

Ở thời điểm hiện tại, có thể nói bản thân lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nắm bắt tốt nhất khả năng hồi phục của doanh nghiệp sau khi dịch bệnh qua đi. Bởi vậy việc các doanh nghiệp đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ khi các quy định được nới lỏng là tín hiệu rõ ràng nhất ở thời điểm hiện tại cho thấy ban lãnh đạo vẫn tự tin vào triển vọng của doanh nghiệp, đồng thời củng cố niềm tin cho nhà đầu tư.

Ở thời điểm hiện tại, nhiều nhóm cổ phiếu đang được đánh giá là đã rơi vào trạng thái quá bán mạnh trong bối cảnh chỉ số đang dao động ở vùng hỗ trợ mạnh. Có cơ hội cụ thể đối với nhóm này (nhóm cổ phiếu cụ thể)?

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng

Cũng đã có nhiều đánh giá theo kiểu này, quá bán rồi cơ hội nhưng rồi cơ hội hôm nay lại tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay rồi tháng sau lại tốt hơn tháng này. Do đó cần xác định xu hướng trung dài hạn trước để tránh việc đi theo xu hướng quá ngắn rồi lại chạy không kịp.

Theo quan sát của tôi thì trong lúc này nhóm cổ phiếu penny và chứng khoán phái sinh mới có cơ hội nhiều, thực tế cũng có khá nhiều nhà đầu tư đầu tư ở 2 mảng này có lợi nhuận rất tốt dù thị trường cơ sở là xấu.

Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC)

Bàn tròn chứng khoán: Nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái quá bán, cơ hội đầu tư đã đến?

Ông Vũ Minh Đức

Nếu cổ phiếu bị bán quá mức và tín hiệu cân bằng được xác lập lại, cổ phiếu có thể hồi phục kỹ thuật. Chính vì là hồi phục kỹ thuật nên yếu tố cơ bản của cổ phiếu sẽ không được chú ý nhiều bằng những yếu tố kỹ thuật như thanh khoản hay cấu trúc đảo chiều. Tuy nhiên như đã nói ở trên, tạm thời những yếu tố này vẫn chưa xuất hiện.

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Những tín hiệu “bắt đáy” dưới góc độ phân tích kỹ thuật hiện mang tính đồng thuận cao khi đợt giảm sâu vừa qua đã đẩy nhiều cổ phiếu về vùng hỗ trợ trung/dài hạn cùng với việc nằm sâu dưới vùng quá bán. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc VN-Index đánh mất kênh tăng điểm dài hạn nên cơ hội phục hồi của nhiều cổ phiếu sẽ ngắn với mức độ hạn chế trước khi quay lại xu hướng giảm điểm.

Bởi vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ tham gia giao dịch “bắt đáy” với tỷ trọng thấp với đích kì vọng ngắn hạn và tuân thủ chặt chẽ quy tắc cắt lỗ kịp thời khi cổ phiếu tiếp tục phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh.

Tháng 3 là mùa con ong đi lấy mật, nhưng với thị trường chứng khoán đây có thể là tháng mất mát nhiều nhất trong lịch sử. Khó có thể nói một tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt bao nhiêu là hợp lý ở thời điểm này khi việc đầu tư vẫn đang được ví như “bắt dao rơi". Còn đâu là chiến lược của các ông?

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng

Với nhà đầu tư thích an toàn thì nên giữ 100% tiền mặt.

Với các nhà đầu tư có thể chịu đựng rủi ro, biết phân tích xu hướng (như có nhà đầu tư nói với tôi là đầu tư chứng khoán bây giờ rất dễ), chỉ cần "đánh xuống" trên TTCK phái sinh là lợi nhuận khủng vì thị trường hầu như chỉ đi một chiều. Do vậy, với nhà đầu tư trên thì tỷ trọng tiền có thể thấp 5-10%.

Còn với nhà đầu tư có thể lướt sóng cơ sở trên nhóm penny thì nên giữ tỷ trọng 50% tiền.

Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC)

Tôi tạm giữ quan điểm thận trọng với danh mục đầu tư trung và dài hạn. Mặc dù vậy, tôi cho rằng nhà đầu tư mạo hiểm có thể dành từ 30-40% tỷ trọng ngắn hạn để tham gia lướt sóng nếu tín hiệu đảo chiều xuất hiện.

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Bàn tròn chứng khoán: Nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái quá bán, cơ hội đầu tư đã đến?

Ông Trần Đức Anh

Diễn biến thị trường thời gian vừa qua gợi nhớ về đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, tôi không cho rằng điều này sẽ lặp lại khi những gói cứu trợ tài khóa và tiền tệ khẩn cấp của nhiều nước được xem là đủ mạnh mẽ và kịp thời để trung hòa những suy giảm hoạt động kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Dù vậy, tôi cho rằng sẽ còn quá sớm để khẳng định thị trường đã chạm đáy bởi những biến động khó lường của tình hình dịch bệnh ở các nước châu Âu cũng như nước Mỹ. Tốc độ lây lan, thời gian kéo dài và mức độ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu vẫn là yếu tố khó đoán định và kịch bản xấu hơn kì vọng vẫn có thể hiện hữu.

Bởi vậy, trước mắt nhà đầu tư chỉ nên giải ngân ở nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ cao, hoạt động sản xuất kinh doanh ít chịu tác động bởi Covid-19, trong đó 1 số ngành có thể được chú ý như dược phẩm y tế, điện, nước, công nghệ thông tin.

Đối với những ngành đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh và đã giảm sâu xuống vùng giá hấp dẫn (hàng không, hàng tiêu dùng ko thiết yếu, bất động sản, ngân hàng, dầu khí, cảng biển...), nhà đầu tư có thể đưa vào danh mục theo dõi và chờ đợi thời điểm dịch bệnh có dấu hiệu lắng xuống để mua vào.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả