Ba động lực kinh tế lớn của Trung Quốc
Ba động lực kinh tế lớn của Trung Quốc: dân số, tăng trưởng năng suất lao động và sức sống của kinh tế tư nhân trượt dốc không phanh như 3 cái chart ở dưới cho thấy.
China nhiều khả năng sẽ phải chấp nhận một tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn nhiều trong vài năm tới nếu không có đột phá chính sách quyết liệt.
Mà với lượng vay nợ khủng từ trước với lãi suất cao trong dài hạn, tăng trưởng về dưới 4% trong 3-4 năm sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ diện rộng và dài hạn.
Con đường dễ nhất của China chính là boost cái đồ thị bên phải lên, nghĩa là thúc đẩy kinh tế tư nhân trở lại. Nhưng đó lại là điểm chết về mặt tư duy chung lúc này, vì nhiều người nghĩ mấy ông tư nhân, từ làm game, làm phim, Tiktok, thương mại điện tử, AI ... quậy phá quá (gọi theo ngôn ngữ của đảng là phát triển mất trật tự). Nhưng đòi trật tự thì nó như bây giờ - cái sự năng động của kinh tế tư nhân chính là nằm ở tư duy đột phá, dám thử, dám làm chuyện mất trật tự.
Nếu tiếp tục con đường này, rủi ro vỡ nợ dây chuyền suốt nửa thập niên tới của China tăng lên đáng kể (như Nhật một thời).
Bóng rõ ràng trong chân lãnh đạo. Nhưng sút hay không lại là một vấn đề khác. Mình vẫn tin rằng một dân tộc thực dụng, ranh mãnh như China sẽ không để mình trở thành Nhật - nhất là đã thấy cái gương rồi. Nhưng khi nào các bác quay xe tích cực trong toàn bộ chính sách, thì không ai biết.
Nhìn vào 3 cái chart này để nghĩ xem nếu VN hết dân số vàng thì sẽ như thế nào, rõ ràng là phải đẩy 2 cái chart năng suất và kinh tế tư nhân lên chứ không thể để rơi vào tình trạng hiện tại của China.
Nên nhớ China còn hơn 3 nghìn tỷ dự trữ ngoại hối và quyền lực mềm với các con nợ và thị trường khổng lồ. Việt Nam không có những thứ đó, nên rơi vào tình trạng tương tự khi dân số vàng đi qua sẽ khó hơn China nhiều nếu để 2 cái chart tay phải sụm giống như vậy.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận