Ba công ty viễn thông Trung Quốc mất 1,5 tỷ USD vì kế hoạch hủy niêm yết của sàn chứng khoán New York
Đợt bán tháo cổ phiếu của 3 công ty viễn thông Trung Quốc trước kế hoạch hủy niêm yết của sàn chứng khoán New York đã khiến China Mobile, China Telecom và China Unicom mất 1,5 tỷ USD giá trị trên sàn chứng khoán.
Riêng trong ngày thứ Hai, China Mobile và China Telecom đã mất tới 12 tỷ HK$ về giá trị thị trường trong khi China Telecom đã phục hồi được 3,8% giá trị cổ phiếu sau khi sàn chứng khoán New York (NYSE) ra thông báo bỏ kế hoạch hủy niêm yết 3 cổ phiếu của các công ty viễn thông Trung Quốc nói trên.
Tính chung, tổng giá trị mất đi về giá trị thị trường của bộ ba cổ phiếu viễn thông nói trên lên tới 610 tỷ HK$ trong năm 2020.
Mặc dù lực mua vào đã tăng lên từ khi NYSE thông báo bỏ kế hoạch hủy niêm yết 3 cổ phiếu viễn thông Trung Quốc nhưng sự mất mát vẫn còn khá lớn đối với bộ ba họ cổ phiếu nói trên.
Hôm thứ Hai, các nhà đầu tư đã ồ ạt bán ra cổ phiếu China Mobile, China Unicom và China Telecom vì lo ngại NYSE sẽ loai bỏ bộ ba cổ phiếu trên ra khỏi danh sách cổ phiếu lưu kỹ quỹ (ADRs) được giao dịch trên thị trường.
Vào cuối phiên giao dịch hôm thứ Hai, sự sụt giảm giá cổ phiếu đã khiến China Mobile và China Telecom mất đi 12 tỷ KH$ (tức khoảng 1,5 tỷ USD) giá trị trên thị trường.
Vào cuối tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký lệnh cấm các nhà đầu tư Mỹ sở hữu hoặc liên hệ làm ăn với 35 công ty của Trung Quốc có dính dáng đến quân đội Trung Quốc.
Bộ Tài chính Mỹ ngay sau đó đã làm rõ phạm vi của lệnh cấm đối với các nhà đầu tư Mỹ, và xác định các tài sản bị cấm giao dịch gồm cả những công ty con mà 35 công ty Trung Quốc nói trên sở hữu đa số cổ phần hoặc kiểm soát.
Các chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ như MSCI, FTSE Russell hay S&P Dow Jones Indices ngay lập tức bỏ ngay một số cổ phiếu và trái phiếu cấu thành từ các doanh nghiệp liên quan ra khỏi danh mục chỉ số chứng khoán của mình.
Sam Chi-yung, chiến lược gia trưởng tại Plotio Securities ở Hồng Kông, cho biết: "Tốt hơn hết là không nên đặt cược vào những cổ phiếu nằm trong danh sách đen này vì áp lực bán quá lớn. Những ai đang tìm kiếm sự phục hồi nhanh chóng nên kiểm soát rủi ro [thèm muốn] của họ".
Giá cổ phiếu China Telecom giảm 2,8% xuống còn 2,09 HK$, mức thấp nhất kể từ tháng Ba. China Mobile giảm 0,8% xuống còn 43,85 HK$, gần đạt mức chưa từng thấy kể từ tháng 6 năm 2006.
Duy nhất cổ phiếu của China Unicom tăng 0,4% lên 4,47 KH$.
Giá trị cổ phiếu của bộ ba nói trên mất hơn 30% vào năm 2020.
Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc hôm Chủ nhật đã mô tả động thái này là có động cơ chính trị, đồng thời nói thêm rằng việc hủy niêm yết ADR sẽ phần nào có tác động đến hoạt động của các công ty viễn thông Trung Quốc.
China Mobile, China Telecom và China Unicom bày tỏ sự hối tiếc về hành động của NYSE.
Các quỹ đầu tư do Bank of America, Morgan Stanley, Norges Bank, Lazard, Rockefeller Capital Management và Royal Bank of Canada quản lý được liệt kê là những nhà đầu tư lớn nhất vào ba công ty viễn thông Trung Quốc, theo dữ liệu của Bloomberg.
Thông báo hủy niêm yết 3 cổ phiếu viễn thông của Trung Quốc trước đó cũng ảnh hưởng đến các cổ phiếu khác của Trung Quốc, đặc biệt là các công ty khai thác dầu lớn nhất của quốc gia này.
Giá cổ phiếu của CNOOC giảm 1,8% xuống 7,05 HK$, trong khi giá cổ phiếu của PetroChina không thay đổi sau khi mất tới 2,9% trước đó.
Mặc dù lệnh hành pháp này của Tổng thống Trump có thể bị hủy bỏ bởi Tổng thống đắc cử Joe Biden sau khi ông nhậm chức, nhưng "chúng tôi không dự đoán sẽ có đủ nhu cầu chính trị để [ông Biden] làm như vậy vào đầu nhiệm kỳ của ông ấy", các nhà phân tích tại T. Rowe Price cho biết trong một báo cáo ra mắt vào cuối tháng trước.
NYSE cho biết họ sẽ xóa ADR do ba hãng viễn thông phát hành trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 1 để tuân thủ lệnh điều hành.
Các nhà đầu tư Mỹ có thời hạn đến tháng 11 để thanh lý số cổ phần hiện có của họ trong các công ty nằm trong danh sách đen.
Trong khi đó, việc thiếu đồng thuận về các vấn đề thương mại và chính trị sẽ là mối lo ngại đối với các nhà đầu tư trong trung và dài hạn, nhưng có một cơ hội tốt cho Hồng Kông với việc nhiều công ty đang cân nhắc niêm yết trên sàn giao dịch của thành phố, Wong Pak-ling, người đứng đầu chiến lược đầu tư và cố vấn danh mục đầu tư tại Citibank Hong Kong nói.
Ông Wong cũng hy vọng là dòng tiền đầu tư cũng sẽ dần quay trở lại Hong Kong sau khi NYSE chính thức thông báo bỏ kế hoạch hủy niêm yết với 3 công ty viễn thông Trung Quốc.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận