menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Vũ Tường

ADB: Khu vực châu Á sẽ tăng trưởng 6,8% vào năm 2021

Tăng trưởng của Việt Nam được dự báo phục hồi tốt hơn trong năm 2020, nhưng có thể sụt giảm nhẹ so với dự báo trước đây trong năm 2021.

Sẽ phục hồi mạnh vào năm sau

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố phụ bản thường kỳ của báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2020, theo đó hoạt động kinh tế ở châu Á đang phát triển được dự báo thu hẹp 0,4% trong năm nay, trước khi tăng trưởng tới 6,8% trong năm 2021.

“Triển vọng của châu Á đang phát triển đang cho thấy sự cải thiện. Các dự báo tăng trưởng đã được nâng lên đối với Trung Quốc và Ấn Độ - hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực”, ông Yasuyuki Sawada, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB nhận định và cho biết: “Đại dịch kéo dài vẫn là nguy cơ chủ yếu, song những tiến triển gần đây về vắc-xin đang làm dịu bớt nguy cơ này. Việc cung cấp vắc-xin an toàn, hiệu quả và kịp thời ở các nền kinh tế đang phát triển sẽ là yếu tố then chốt để hỗ trợ quá trình mở cửa lại các nền kinh tế và phục hồi tăng trưởng trong vùng”.

Tăng trưởng GDP của Nam Á được dự báo giảm 6,1% trong năm 2020 (cải thiện nhẹ so với mức dự báo giảm 6,8% trong báo cáo cập nhật tháng 9) và kỳ vọng hồi phục ở mức 7,2% trong năm 2021. Dự báo tăng trưởng cho Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất tiểu vùng, cho năm tài khóa 2020 đã tăng từ mức âm (-) 9% hồi tháng 9 lên âm (-) 8%, trong khi triển vọng của năm 2021 được giữ nguyên ở mức 8%. Triển vọng cho khu vực Thái Bình Dương không thay đổi cho cả năm 2020 và 2021, ở mức tương ứng là âm (-) 6,1% và dương 1,3%. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng của khu vực Trung Á cho năm 2020 vẫn là âm (-) 2,1% và triển vọng năm 2021 được điều chỉnh giảm nhẹ, từ mức dự báo 3,9% hồi tháng 9 xuống còn 3,8%.Với dự báo mới nhất này, mức giảm 0,4% cho thấy sự cải thiện từ mức dự báo giảm 0,7% GDP mà bản cập nhật của ADB đưa ra vào tháng 9 vừa qua, trong khi triển vọng của năm 2021 vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, các dự báo triển vọng trong vùng là rất khác nhau. Đông Á được kỳ vọng tăng trưởng phục hồi mạnh trong năm nay trong khi nhiều tiểu vùng khác lại tăng trưởng âm. Cụ thể, trong khi hầu hết các tiểu vùng của châu Á đang phát triển được dự báo giảm tăng trưởng trong năm nay thì khu vực Đông Á là một ngoại lệ. Mức tăng trưởng của Đông Á được dự báo cải thiện ở mức 1,6% trong năm 2020, dựa trên sự phục hồi nhanh hơn kỳ vọng tại Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Triển vọng tăng trưởng của Đông Á trong năm 2021 được duy trì ở mức 7%.

Lạm phát trong toàn khu vực châu Á đang phát triển được kỳ vọng giảm nhẹ còn 2,8% trong năm 2020, so với mức dự báo 2,9% hồi tháng 9, do nhu cầu bị kiềm chế và giá dầu giảm. Lạm phát của năm 2021 được dự báo ở mức 1,9%, giảm so với mức dự báo 2,3% trong tháng 9. Giá dầu được dự báo vẫn giữ ở mức quanh 42,5 USD/thùng trong năm 2020, trước khi có thể tăng lên tới 50 USD/thùng trong năm 2021.

Khu vực Đông Nam Á vẫn chịu nhiều áp lực

Việc phong tỏa và các hạn chế do đại dịch gây ra đã được giảm bớt với những mức độ khác nhau trong khu vực, trong đó xuất khẩu hàng hóa đã được khôi phục nhanh chóng từ mức sụt giảm đáng kể trong quý II/2020. Hoạt động đi lại cũng đang trở lại mức như trước khi có đại dịch Covid-19 ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong bối cảnh sự lây lan của Covid-19 phần lớn đã được kiềm chế hoặc ngăn chặn trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành du lịch nhiều khả năng vẫn bị trì hoãn.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Nam Á vẫn chịu áp lực khi những đợt bùng phát Covid-19 và các biện pháp ngăn chặn vẫn tiếp tục, nhất là ở Indonesia, Malaysia và Philippines. Triển vọng tăng trưởng của khu vực này trong năm 2020 dự báo tiêu cực hơn khi được điều chỉnh tăng từ mức âm (-) 3,8% trong tháng 9 lên âm (-) 4,4%. Triển vọng phục hồi của Đông Nam Á trong năm 2021 cũng được điều chỉnh giảm, với kỳ vọng tăng trưởng đạt 5,2% so với mức dự báo 5,5% đưa ra vào tháng 9.

Theo phụ bản ADO, kinh tế của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng nhanh từ 0,4% trong quý II lên 2,6% trong quý III/2020, nâng mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 9 lên 2,1%. Dự báo tăng trưởng cho năm 2020 được điều chỉnh tăng từ 1,8% lên 2,3% do đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi, thương mại gia tăng, và kinh tế phục hồi nhanh chóng ở Trung Quốc – thị trường thương mại lớn của Việt Nam. Dự báo tăng trưởng cho năm 2021 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 6,1%.

ADO là ấn bản kinh tế thường niên của ADB, được công bố tháng 4 hàng năm, với một bản cập nhật được phát hành trong tháng 9 và các phụ bản tóm tắt được công bố thường kỳ vào tháng 7 và tháng 12. Khu vực châu Á đang phát triển của báo cáo gồm 46 nền kinh tế thành viên đang phát triển của ADB.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả