ACV – KQKD Q4-2023: VDSC cho rằng lợi nhuận không đạt kỳ vọng nhưng có nhiều điểm tích cực
ACV công bố KQKD Q4-2023 với doanh thu và LNST (loại trừ hoạt động Cất/hạ cánh) lần lượt đạt 5,1 nghìn tỷ đồng (+24% YoY và -5% QoQ) và 1.310 tỷ đồng (+26% YoY và -46% QoQ).
Tỷ trọng khách quốc tế tăng đã giúp hạn chế đà giảm QoQ của doanh thu so với sản lượng (-17% QoQ) và vượt kỳ vọng trước đó của VDSC.
Mặc dù không đạt kỳ vọng trước đó của VDSC về lợi nhuận do ACV tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản phải thu quá hạn từ các hãng hàng không Bamboo Airways, Pacific Airlines, và Vietravel Airlines, điểm tích cực là (1) ACV đã trích lập gần hết nợ xấu từ các hãng kể trên, qua đó giảm đáng kể áp lực trích lập dự phòng cho năm 2024, (2) ACV đã bắt đầu hoàn nhập 260 tỷ đồng dự phòng nợ xấu từ Vietjet.
Theo VDSC, Lợi nhuận gộp tăng 45% YoY nhưng giảm 18% so với quý trước, đạt 2,7 nghìn tỷ đồng. Do ghi nhận lượng lớn chi phí sửa chữa tài sản định kỳ trong quý 4 hàng năm, biên gộp của ACV (không bao gồm hoạt động Cất/hạ cánh) giảm khoảng 11 ppts so với quý trước bất chấp sự gia tăng trong doanh thu TB mỗi hành khách, nhưng vẫn cao hơn 8 ppts YoY.
Đối với doanh thu tài chính, VDSC kỳ vọng ACV tiếp tục ghi nhận 375 tỷ đồng lãi tiền gửi và 220 tỷ đồng từ lãi chênh lệch tỷ giá ròng khi tỷ giá JPY/VNĐ hạch toán mất giá khoảng 2%. Lãi tiền gửi đã giảm khoảng 13% so với quý trước, do (1) xu hướng giảm của lãi suất và (2) số dư tiền gửi ngắn hạn giảm 2,2 nghìn tỷ so với quý trước. ACV đã bắt đầu sử dụng nhiều hơn nguồn tiền gửi ngắn hạn này kết hợp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để tài trợ cho các dự án lớn của mình. Ước tính CAPEX cho các dự án lớn trong năm nay bao gồm: xây dựng CHKQT Long Thành 2,5 nghìn tỷ đồng, xây dựng T3 Tân Sơn Nhất 1,2 nghìn tỷ đồng, Mở rộng nhà ga hành khách và sân đỗ T2 Nội Bài hơn 500 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và QLDN là hơn 1.410 tỷ đồng do ACV trích lập dự phòng mạnh tay hơn đối với các khoản phải thu khó đòi từ các hãng hàng không Bamboo Airways, Pacific Airlines, và Vietravel Airlines với tổng mức trích lập là hơn 1.300 tỷ đồng, hơn gấp đôi kỳ vọng của chúng tôi. Với diễn biến này, ACV đã trích lập dự phòng phần lớn nợ xấu từ các hãng hàng không này với tỷ lệ đối với Bamboo Airways là 90%, Pacific Airlines là 89%, và Vietravel Airlines là 95%. Đáng chú ý, các khoản nợ xấu từ Vietjet cũng đang dần được thu hồi khi ACV đã bắt đầu hoàn nhập 260 tỷ đồng dự phòng nợ xấu từ Vietjet trong quý này. Bên cạnh đó, khoản phải thu từ HVN đã dừng tăng trong quý này.
Hoạt động trích lập dự phỏng nói trên là nguyên nhân chính khiến LNST của ACV (loại trừ hoạt động Cất/hạ cánh) không đạt kỳ vọng của chúng tôi, đạt 1.310 tỷ đồng (+26% YoY). Với những kết quả trên, ACV đã vượt 3% KH doanh thu và vượt 25% KH LNTT.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận