24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Văn Thái
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

ACBS: Việt Nam có thể tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm hoạt động sản xuất công nghiệp

Với việc nhận định về tình hình vĩ mô, ACBS dự kiến nền kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong khoảng 4,4 - 5,1% trong năm 2023, giảm đi 150 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Từ nay đến cuối năm 2023, ACBS cho rằng môi trường lãi suất cao dưới áp lực lạm phát sẽ có tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế.

Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) cùng với Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang ngừng tái đầu tư tài sản đáo hạn, bắt đầu thu hẹp giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán của và tạm thời cho các ngân hàng thương mại vay qua cửa sổ chiết khấu (với số tiền cho vay kỷ lục là 153 tỷ USD). Điều này có thể giảm áp lực lên lãi suất trong ngắn hạn nhưng tổng thể trong dài hạn áp lực khó giảm lãi suất và ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng kinh tế.

Khi điều kiện tài chính tiếp tục thắt chặt, khả năng suy thoái kinh tế đang tăng lên và triển vọng tăng trưởng cần được giảm xuống tương ứng. EU và Mỹ là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên hoạt động sản xuất và thương mại, vốn vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam, dự báo sẽ chững lại trong năm 2023.

Trung Quốc đang từ từ mở lại nền kinh tế sau khi từ bỏ chiến lược zero-COVID, dù việc nối lại hoàn toàn các hoạt động kinh tế có thể mất vài tháng do khả năng lây nhiễm COVID gia tăng. Với những trục trặc tiềm ẩn và dự báo tỷ lệ tăng trưởng suy giảm của chính phủ Trung Quốc (chỉ tăng 5% trong 2023), ACBS dự kiến các hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục với tốc độ tương đối yếu trong 6 tháng đầu năm 2023, nhưng kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2023.

Mặt khác, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp để phục hồi bất động sản như: cắt giảm lãi suất, nới lỏng các hạn chế mua bán bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng. Mặc dù những biện pháp này đã đem lại một số kết quả khả quan, nhưng ACBS vẫn chưa thấy bất kỳ cải thiện đáng kể nào trong ngành này.

Hoạt động sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) cũng bị ảnh hưởng khi chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu làm giảm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu, dẫn đến sụt giảm doanh số cho các trung tâm xuất khẩu hàng hóa châu Á. Việt Nam có thể tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm hoạt động sản xuất công nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu và dòng vốn FDI khi các hoạt động sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan vẫn còn yếu.

Trong khi đó, ngành sản xuất của Việt Nam đã gặp phải sự suy giảm về sản lượng, đơn hàng mới và việc làm trong quý I/2023 do nhu cầu suy giảm (IIP giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, PMI rơi vào tình trạng suy thoái trong 2 tháng trên tổng số 3 tháng).

Đặc biệt, thị trường bất động sản của Việt Nam đã trải qua một giai đoạn suy thoái do sụt giảm số lượng giao dịch, khan hiếm vốn và điều kiện cho vay thắt chặt. Điều này đã dẫn đến suy giảm hoạt động xây mới các dự án và giá bất động sản bị tác động giảm.

Mặc dù lo ngại những sự kiện đó có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023, nhóm phân tích vẫn cho rằng sự can thiệp của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng từ phía cung và kích cầu tiêu dùng từ phía cầu có thể là hy vọng giúp đem lại ánh sáng và thịnh vượng cho nền kinh tế.

Về phía cung, ACBS cho rằng, NHNN đang có các hành động để giảm chi phí vốn và khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận tín dụng và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ.

Gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ ước tính khoảng 347 nghìn tỷ đồng mới giải ngân được 16%, nên 290 nghìn tỷ đồng còn lại sẽ thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam trong năm 2023.

Đặc biệt, thời gian gần đây, Chính phủ đã thiết lập một số chính sách hỗ trợ cho ngành bất động sản như Nghị định 08 và Nghị quyết 33 giúp giảm áp lực thanh khoản trong ngắn hạn, khơi thông dòng vốn và khôi phục nhu cầu bất động sản thông qua các biện pháp hỗ trợ.

Về phía cầu, Chính phủ ban hành Nghị định 12 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023. Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 10% xuống 8% cho tất cả hàng hoá và dịch vụ để kích thích nền kinh tế, chính sách này có thể hỗ trợ sự tăng trưởng hoạt động bán lẻ.

Nhìn chung, ACBS dự kiến nền kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong khoảng 4,4 - 5,1% trong năm 2023, giảm đi 150 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả