menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đinh Thị Ngân

ACBS: Quá khó để đoán đáy của thị trường lúc này

Báo cáo chiến lược mới đây của ACBS nhận định trong ngắn hạn thị trường sẽ tiếp tục biến động do thiếu chất xúc tác rõ ràng để kéo tâm lý nhà đầu tư thoát khỏi trạng thái chán nản hiện tại.

Định giá thị trường hiện tại

ACBS: Quá khó để đoán đáy của thị trường lúc này

P/E trung bình của các thị trường ASEAN giảm xuống 13,8 lần từ 14,3 lần của tháng trước, trong khi VNIndex giảm sâu hơn từ 12,2 xuống 10,7 đưa định giá về mức hấp dẫn hơn so với các thị trường ngang hàng và đem đến mức giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt có thể tích lũy cổ phiếu ở mức định giá tương đối thấp. ROE hiện tại của VNIndex là khoảng 15,4%, trong số các thị trường có tỷ suất sinh lợi cao nhất.

Với mức tăng EPS dự kiến 21,7% cho năm 2022 của ACBS, CAGR EPS 3 năm từ 2020-2022 của Việt Nam sẽ là khoảng 18,3%, cao hơn mức trung bình của ASEAN và mức trung bình của các thị trường trong danh sách theo dõi của chúng tôi, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam sau cơn bão đại dịch.

ACBS: Quá khó để đoán đáy của thị trường lúc này

Cùng với P/E kỳ vọng ở mức 9,8, chỉ số VNIndex vẫn duy trì được sức hút lớn hơn đối với nhà đầu tư dài hạn so với các thị trường ngang hàng.

Trong ngắn hạn, ACBS kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục biến động do thiếu chất xúc tác rõ ràng để kéo tâm lý nhà đầu tư thoát khỏi trạng thái chán nản hiện tại. Một số thị trường trên thế giới đã phục hồi trong tháng Mười với hy vọng rằng lạm phát đã đạt đến đỉnh điểm và các ngân hàng trung ương sẽ giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ trong những tháng tới, tuy nhiên, sự lạc quan toàn cầu đã không thể thâm nhập vào thị trường Việt Nam do các biện pháp chống tham nhũng, đặc biệt là trong thị trường bất động sản, tiếp tục phủ bóng lên tâm lý thị trường.

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận những con số đáng khích lệ, mặc dù việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới (với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP đạt 224% trong 9 tháng đầu năm 2022) làm cho những tác động từ việc các nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước bờ vực suy thoái sẽ bắt đầu được cảm nhận ở Việt nam với PMI giảm xuống 50,6 trong tháng Mười do đơn đặt hàng sản xuất giảm. KQKD quý III khá khả quan với doanh thu 9T2022 toàn thị trường tăng 20,1% và lợi nhuận tăng 15,9%, tuy nhiên thị trường đã giảm 9,2% trong tháng Mười.

Hiện tại, VNIndex đang giao dịch ở mức tương đối rẻ với P/E trailing là 10,7 lần, thấp hơn hai lần độ lệch chuẩn so với mức trung bình 10 năm và P/B là 1,65, thấp hơn một độ lệch chuẩn so với mức trung bình 10 năm. Mặc dù dự đoán đáy của thị trường có thể là một việc ngớ ngẩn, nhưng mức định giá thấp so với lịch sử có thể đem lại cho các nhà đầu tư dài hạn cơ hội để tích lũy chứng khoán ở mức định giá hấp dẫn.

ACBS kỳ vọng rằng các ngành bán lẻ, thực phẩm & đồ uống và vận tải có thể được hưởng lợi nhờ tăng trưởng của doanh số bán lẻ trong nước khi mùa lễ hội cuối năm sắp đến.

Về triển vọng dài hạn, ACBS tin rằng thị trường niêm yết của Việt Nam có vị thế tốt để tiếp tục phát triển song song với nền kinh tế nói chung. Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao đến từ nền tảng kinh tế vĩ mô với triển vọng lạc quan trong dài hạn và sức khỏe tài chính của các công ty niêm yết; làn sóng các hành động chống tham nhũng được thực hiện trên thị trường gần đây, mặc dù có đem lại một số khó khăn trong ngắn hạn, sẽ có lợi cho sự phát triển bền vững lâu dài của thị trường. Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và tăng trưởng thu nhập khả dụng sẽ hỗ trợ tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng trưởng, xu hướng chuyển dịch sản xuất trong dài hạn sang Việt Nam và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước với nền kinh tế toàn cầu với 15 hiệp định thương mại song phương và đa phương tạo tiền đề cho Việt Nam sẽ tiếp tục thịnh vượng trong nhiều năm tới.

Việt Nam cam kết phát triển thị trường vốn và ACBS tin rằng việc MSCI nâng hạng Việt Nam thành thị trường mới nổi chỉ là vấn đề thời gian, điều này sẽ mở ra cánh cửa cho một lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào thị trường.

Ngoài các vấn đề toàn cầu dai dẳng gây nên nguy cơ lạm phát cao cho thị trường, lãi suất điều hành ngày càng tăng và sự biến động giá hàng hóa do cuộc chiến Nga và Ukraine, còn có một số vấn đề trong nước vẫn đang âm ỉ. Gần đây, áp lực tăng tỷ giá USD/VND ngày càng lớn trong bối cảnh chỉ số DXY tăng mạnh (tăng 16,6% YTD) cùng lúc đồng tiền của nhiều quốc gia cạnh tranh xuất khẩu bị mất giá đáng kể (đặc biệt là đồng CNY giảm 14,9% YTD tính đến cuối tháng Mười), điều này có thể bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Việc NHNN tăng lãi suất điều hành gần đây có vẻ như là một hành động hỗ trợ tiền tệ hơn là kéo giảm nhu cầu vốn để ngăn chặn lạm phát, tuy nhiên VND đã tiếp tục mất giá bất chấp các biện pháp hỗ trợ khác nhau. Kết quả của việc tăng lãi suất là những lo ngại về tác động đối với doanh nghiệp và tiêu dùng do lãi suất vay cao hơn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,273.11

+4.33 (+0.34%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
5 Yêu thích
10 Bình luận 12 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại