menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Duong Tong

7 sai lầm khi sử dụng Storytelling khiến bài viết nhàm chán

Có câu “facts tell, stories sells” hay “Why storytelling? Because nothing else works” (Steve Denning – Forbes Magazine) để nói về sức mạnh và sự quan trọng của storytelling. Tuy nhiên, không phải câu chuyện nào cũng hay, cũng hiệu quả như ý đồ người viết. Sau đây là những sai sót thường gặp khi sử dụng storytelling tại bất cứ giai đoạn nào. Và điều đó sẽ khiến người đọc mất đi thiện cảm và thậm chí tẩy chay.

1. Sử dụng ngôi kể lẫn lộn trong Storytelling

Nhân vật chính của một câu chuyện, thông thường sẽ rơi vào 1 trong 3 ngôi kể sau:

– Kể về câu chuyện của chính tôi – ngôi thứ nhất: “Ngày xưa tôi bé tôi ngu, tôi lấy dây thun tôi bắn con tru (*), beng beng ”.

– Kể về chuyện của ai đó mà tôi biết – ngôi thứ ba: “Trước khi trở thành một người thành đạt, Tùng là một thanh niên bất hảo, mất cái nết nhưng được cái hư thân”.

– Kể về câu chuyện của người đang đọc – ngôi thứ hai: “Anh chị biết không? Có nhiều cách để chúng ta có thể sống một cuộc đời hạnh phúc trọn vẹn. Và mua căn hộ Happy One Central là một trong những cách đúng đắn và thông thái”.

Nếu khi xây dựng nhân vật chính cho câu chuyện là ngôi thứ nhất, thì kết câu chuyện cũng phải là ngôi thứ nhất. “Ngày xưa tôi bé tôi ngu, tôi lấy dây thun tôi bắn con tru (*) beng beng. Kể từ đó, nàng sống hạnh phúc đến cuối đời” là một kiểu câu chuyện khiến người đọc chưng hửng, không hiểu là người viết đang muốn truyền tải thông điệp gì.

(*): Con tru là phương ngữ Hà Tĩnh, nghĩa là con trâu

2. Tạo ra câu chuyện không chân thật

Bạn có thể nghĩ ra, bịa ra, sáng tạo ra những câu chuyện. Nhưng nó phải thật. Ít nhất, bản thân bạn phải thực sự tin rằng nó có thể đã hoặc sẽ xảy ra đâu đó. Lý tưởng nhất, là bạn nên dựa trên 1 câu chuyện có thật, sau đó thêm các chi tiết và tình huống cần thiết. Khi bạn thiếu cái Thật này, câu chuyện thường rất vô lý, đọc cảm giác ốc ác nổi đầy mình.

3. Mạch kể chuyện không có cảm xúc

Mục tiêu của câu chuyện là tạo ra những cảm xúc để kết nối với người đọc. Cảm xúc được tạo ra nhờ những hormone sản sinh ra trong não người đọc trong suốt câu chuyện.

Ví dụ, một câu chuyện hài hước và gay cấn sẽ tạo ra endorphine và dopamine, khiến người đọc hào hứng muốn xem điều gì xảy ra tiếp theo. Một câu chuyện cảm động sẽ tạo ra oxytocine và khiến người đọc cảm thông, thấu hiểu, kết nối sâu sắc với nhân vật. Viết cao tay chút, thậm chí có thể lấy nước mắt người đọc.

Nên trước khi bắt tay vào viết, nhất định phải chọn được 2 thứ đó là: “Thông điệp cốt lõi là gì?” và “cảm xúc nào sẽ được tạo ra?”.

4. Chọn thông điệp cho câu chuyện quá nặng nề

Sử dụng nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện nên vui vẻ, hài hước và tinh tế hoặc xúc động, sâu lắng nhưng nhẹ nhàng. Kể chuyện mà chết chóc quá sẽ làm người đọc mệt mỏi. Họ thậm chí sẽ có xu hướng dị ứng với lối viết nặng nề, hoặc thiếu sạch sẽ.

5. Những câu chuyện vô bổ

Như đã nói bên trên, một câu chuyện hiệu quả phải để lại điều gì đó sau khi đọc. Hoặc là bài học sâu sắc nào đó, hoặc là đạo lý thấm đẫm mồ hôi nước mắt nào đó, hoặc là cảm xúc tốt đẹp nào đó.

Các câu chuyện bán hàng lý tưởng thường kết hợp 2 thứ: Tính giáo dục (education) và tính giải trí (entertainment). Trang Tony buổi sáng đạt hơn 1 triệu like, sách “Tony buổi sáng” bán rất chạy, vì kiến thức mà tác giả truyền đạt là cực kỳ hữu ích, với 1 giọng văn khôi hài, nhẹ nhàng hiếm có.

Thời gian rảnh rỗi, tôi thường xem hài độc thoại. Vì đó là một kiểu story telling rất khó. Và dù rất yêu quý nhóm Sài Gòn Tếu, nhưng tôi phải thú thật rằng, xem các câu chuyện của các bạn, thì khá là vui, và cũng cười rất nhiều. Nhưng hầu như không đọng lại bài học nào sâu sắc cả.

Có bạn sẽ lý luận rằng: hài độc thoại thì khiến khán giả cười thôi đã là thành công rồi. Nhưng khả năng cao bạn sẽ thay đổi lý luận đó sau khi xem thêm các cây hài của nước ngoài. Ví dụ: Jason Leung (Malaysia), Yumi (Nhật Bản), Ken Jeong (Hàn Quốc), Kavin J (Ấn Độ), hay Peters Russell (Canada), Trevor Noah (Nam Phi), Gaiel Iglesias (Mỹ)…Họ vừa hài, vừa thâm, và rất sâu sắc.

6. Nhiều chi tiết thừa

“Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện về một môi giới bất động sản, anh ấy tên là Dương…”. Câu này thừa, ở vế đầu. Vì chúng ta có thể bắt đầu kể ngay vào câu chuyện mà không cần phải nói với người đọc là: “Bây giờ tôi sẽ kể chuyện, anh suy nghĩ cho kỹ trước khi nghe nhé”. Như câu bên trên, có thể sửa thành: “Dương, 18 tuổi, là một môi giới bất động sản ở Bình Dương…”.

7. Đưa kết cục câu chuyện ra trước

Tôi gặp không ít trường hợp người viết vội vàng đem kết truyện lên đoạn đầu câu chuyện. Điều này khá là lãng phí và vô lý. Kể một câu chuyện như vậy thì thất bại hoàn toàn. Các bạn có thể tham khảo cấu trúc 1 câu chuyện như tôi.có chia sẻ ở phần trước để có 1 câu chuyện hiệu quả.

Trên đây là một số rút tỉa ít ỏi của cá nhân tôi trong quá trình thực hành storytelling. Hy vọng có thể giúp các bạn có thêm thông tin để tham khảo. Tôi vẫn đang rèn luyện hằng ngày với các khoá học mua từ MasterClass, Udemy cũng như quan sát thêm từ công việc và cuộc sống hằng ngày để nâng cao kỹ năng quan trọng này. Và, tôi sẽ tiếp tục chia sẽ khi đúc kết được những điều bổ ích và thực tiễn đến các bạn.

Nguồn: https://homenext.edu.vn/content/sai-lam-khi-su-dung-storytelling/

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Duong Tong

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả