24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quỳnh Vũ
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

55.000 tỷ đồng cho vay BOT có nguy cơ thành nợ xấu

Cái này cũng hơi khó tin, các trạm BOT toàn thu tiền tỷ mỗi ngày, chắc thấy dân kêu nhiều quá nên cứ báo cáo lỗ để đỡ bị soi?

Bà Nguyễn Vân Anh, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chia sẻ, trong 110.000 tỷ đồng cho vay dự án BOT tại ngân hàng, có đến một nửa doanh thu không đạt như dự kiến và có nguy cơ trở thành nợ xấu.

Vốn để thực hiện các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP là một trong những vấn đề làm nóng tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo phương thức PPP", do Tạp chí Nhà đầu tư Nhadautu.vn tổ chức.

Trong đó, nhiều ý kiến cho biết hiện nay NHNN đang siết vốn vay cho các dự án BOT vì mức vay đã chạm trần, cũng với đó là những rủi ro lớn từ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Đóng góp ý kiến về vấn đề này, bà Nguyễn Vân Anh, Vụ Tín dụng, NHNN cho biết: "Chúng ta cần nhận thấy rằng giải pháp quan trọng hiện nay là xử lý khó khăn vướng mắc của các dự án hiện tại để giải phóng nguồn vốn.

Cụ thể, trong thời gian qua vốn cho các BOT đa số là từ ngân hàng, nhưng nhiều dự án BOT đến nay doanh thu không đạt như dự kiến. Lý do đến từ lộ trình tăng phí không được thực hiện, cùng với đó là yêu cầu giảm phí, mất an ninh ở một loại dự án. "Điều này dẫn tới nguy cơ nhiều khoản vay của dự án BOT có nguy cơ chuyển thành nợ xấu", bà Vân Anh nói. còn nằm tại đây".

Theo bà, cho đến thời điểm hiện tại, mức ngân hàng cho vay tại các dự án BOT đạt 110.000 tỷ đồng, thì đến 1/2 là doanh thu không đạt như dự kiến.

Bà Nguyễn Vân Anh cho hay NHNN đã có nhiều văn bản gửi Bộ GTVT, các địa phương và Chính phủ với mong muốn tháo gỡ khó khăn cho các dự án, tuy nhiên vấn đề vẫn không xử lý được dứt điểm.

"Vì vậy, việc cần làm hiện nay là tháo gỡ khó khăn của các dự án BOT hiện tại để khơi thông tín dụng cho các dự án về sau. Nếu không làm được nợ xấu sẽ ngày càng tăng cao, khó có vốn cho các dự án BOT mới", bà Vân Anh chia sẻ.

Cơ cấu nguồn vốn với các dự án hạ tầng giao thông hiện nay sẽ gồm 4 thành phần. Đầu tiên là vốn tự của chủ sở hữu từ 15-20%; thứ 2 là từ tổ chức tín dụng thông thường chiếm từ 40-50%; thứ 3 là vốn từ trái phiếu và cuối cùng là từ các quỹ hỗ trợ.

Hiện nay, ở Việt Nam, ngân hàng đang gánh phần lớn vốn đầu tư cho các dự án BOT. Trong đó đáng cho vai trò quan trọng phải là từ Ngân hàng Phát triển với nguồn vốn trung và dài hạn.

Tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển của Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nên chưa đáp ứng được vốn co doanh nghiệp. Trong khi đó, các NHTM hiện tại chủ yếu huy động vốn vay ngắn hạn, nếu cho vay dài hạn sẽ đẫn tới rủi ro kỳ hạn, tiềm ẩn nợ xấu.

Về thị trường vốn, bà Nguyễn Vân Anh cho hay trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình theo thời gian dự án. Nguồn vốn này chiếm khoảng 20% dự án. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong nghiệp gần như không huy động được vốn từ nguồn này vì doanh nghiệp còn non trẻ, không đủ sức hấp dẫn.

Theo chia sẻ của TS. Cấn Văn Lực, cái khó nhất hiện nay với các dự án PPP là cấu trúc tài chính phức tạp. Thông thường quốc tế sẽ có tư vấn để tối ưu hoá nguồn vốn. Vì vậy, các dự án PPP của Việt Nam cũng cần làm được điều này, không thể làm theo hình thức các dự án nhỏ mà không có tư vấn đề tối ưu hoá nguồn vốn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả