5 nguyên nhân khiến cổ đất “ngụp lặn” dưới đáy
Nhiều nguyên nhân có thể lý giải cho sự lệch pha giữa cổ phiếu bất động sản và giá đất:
Trên thực tế, ngành bất động sản cũng mang nặng tính chu kỳ, thời vụ, phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ. Điều này khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản trồi sụt thất thường, khó dự báo. Ngay quý trước vừa lãi kỷ lục, quý sau có thể lỗ nặng và ngược lại.
Đây là yếu tố hạn làm hạn chế dòng tiền dài hạn tìm đến các cổ phiếu bất động sản. Dòng tiền đầu cơ đến nhanh, rút gọn khiến cổ phiếu bất động sản dễ biến động mạnh. Do thiếu hàng bán, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản không tương xứng với đà tăng cao của giá đất. Trong bối đó, việc nhóm cổ phiếu này có chiều hướng đi xuống là khó tránh khỏi.
Thực tế, giá đất đã tăng nhiều năm đã vượt xa tốc độ gia tăng thu nhập của người dân. Theo số liệu cập nhật năm 2024 của nền tảng dữ liệu về chi phí sống Numbeo, tỷ số giá nhà trên thu nhập (House Price to Income Ratio - HPR) của Việt Nam ở mức 23,7 lần, nhích nhẹ so với năm 2023 trước đó. Con số này đưa Việt Nam nằm trong top đầu về tỷ lệ giá nhà trên thu nhập, chi sau một số khu vực như Thái Lan, Trung Quốc hay Hong Kong (Trung Quốc).
Trái phiếu khó huy động, vay vốn ngân hàng cũng bị siết chặt, nhiều chủ doanh nghiệp bất động sản tìm đến các CTCK để làm “deal” cầm cố cổ phiếu lấy tiền nuôi dự án, trả nợ,… Tuy nhiên, vòng quay không thể diễn ra mãi khi đầu ra của các doanh nghiệp bất động sản không dễ với mức giá "không tưởng" như hiện nay, ảnh hưởng đến dòng tiền.
Khi biến cố xảy ra, một làn sóng giải chấp khối lượng lớn, lan chéo giữa các cổ phiếu bất động sản giai đoạn 2022-2023 là hệ quả tất yếu. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều cổ phiếu bất động sản rơi sâu về vùng đáy dài hạn.
Hàng bán được đã ít lại thêm áp lực trả nợ ngân hàng ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản. Sức khoẻ tài chính không ít doanh nghiệp "báo động" là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường.
Trong giai đoạn tăng trưởng nóng từ năm 2021 đến đầu 2022, làn sóng đầu cơ từng đẩy đỉnh giá nhiều cổ phiếu bất động sản lên mức rất cao. Sau khi nước rút, kết quả kinh doanh dần bộc lộ những hạn chế, định giá của các doanh nghiệp bất động sản cũng theo đó điều chỉnh mạnh theo hướng hướng phù hợp hơn với tình hình kinh doanh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận