menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Vũ Tường

4 tháng đầu năm 2020: Xuất khẩu thuỷ sản sang EU, Trung Quốc giảm gần 30%

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, song xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản và Hoa Kỳ vẫn tăng nhẹ, chỉ có EU và Trung Quốc là giảm mạnh tới gần 30%.

Theo thông tin từ Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4/2020 ước đạt 563 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 đạt 2,18 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính đạt 628,56 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước; cua ghẹ và giáp xác khác đạt 33,27 triệu USD tăng 33,4%; cá tra đạt 334,06 triệu USD, giảm 29,3%; cá ngừ đạt 146,47 triệu USD, giảm 10,4%; mực và bạch tuộc đạt 107,44 triệu USD giảm 21,1%.

Về thị trường xuất khẩu hết quý I/2020, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 57,69% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

4 tháng đầu năm 2020: Xuất khẩu thuỷ sản sang EU, Trung Quốc giảm gần 30%
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang một số thị trường chính (Đơn vị: Triệu USD)

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 313,28 triệu USD, chiếm 19,40% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 2,18% so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ đạt 286,76 triệu USD, chiếm 17,76%, tăng 01,21%; EU đạt 185,68 triệu USD, chiếm 11,50%, giảm 28,27%; Trung Quốc đạt 145,56 triệu USD, chiếm 9,02%, giảm 27,5%.

Còn trong 3 tháng đầu năm 2020, thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất là thị trường Nga tăng 21,99% đạt 26,41 triệu USD.

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 4/2020 ước đạt 136 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 545 triệu USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Nguồn nhập khẩu thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2020 chủ yếu là từ Ấn Độ (chiếm tỷ trọng 14,9%), Nauy (10,9%), Đài Loan (9,1%), Nhật Bản (9%) và Indonexia (8,9%).

Tại thị trường trong nước, thời điểm đầu tháng, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu giảm 10.000-20.000 đ/kg tùy cỡ, nhưng đã phục hồi trở lại vào cuối tháng do khan hiếm nguồn cung. Hiện giá tôm thẻ ướp đá cỡ 60 con/kg ở mức 100.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg 95.000 đ/kg, cỡ 100 con/kg 90.000 đ/kg. Giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg ở mức 180.000 đ/kg, giảm 10.000 đ/kg so với tháng trước, cỡ 30 con/kg 140.000 đ/kg, cỡ 40 con/kg giảm 15.000 đ/kg đạt 110.000 đ/kg.

Kể từ đầu tháng 4 đến nay, thị trường cá tra nguyên liệu trong nước cụ thể là tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu hướng giao dịch trầm lắng hơn do sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu từ hầu hết các thị trường do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra lớn nhất của Việt Nam, đến nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Giá bán buôn cá tra tại ĐBSCL giảm 500 đ/kg so với tháng trước, ở mức khoảng 18.000 đ/kg đối với cá tra loại I (700-900g/con). Nhu cầu bắt cá nguyên liệu trên thị trường duy trì ở mức thấp. Các công ty lớn hầu như không bắt cá ngoài mà chủ yếu đang bắt trong hệ thống liên kết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả