4 rủi ro cơ bản khi mua đất, biết sớm để không phải chịu thiệt
1. Đất dính quy hoạch
Nhiều người khi mua đất có xu hướng chạy theo đám đông, quyết định đặt cọc chỉ qua một vài lời thúc giục của người bán hoặc người được thuê đóng giả người mua mà bỏ quên việc kiểm tra những thông tin quy hoạch kỹ càng.
Điều này dẫn đến rủi ro mua phải đất dính quy hoạch “treo”. Đây là trường hợp quy hoạch sau thời gian sau 3 năm nhưng chưa được nhà nước triển khai thực hiện sử dụng. Việc mua phải hay đầu tư vào đất quy hoạch treo lâu năm sẽ dễ làm người sử dụng đất bị chôn vốn, không biết được tương lai của dự án sẽ như thế nào. Ngoài ra người mua cũng sẽ gặp khó khăn để tìm người chuyển nhượng phần đất này.
Chính vì vậy, để biết được khu đất mà mình muốn mua có nằm trong diện quy hoạch hay không, hãy kiểm tra thật kỹ thông tin quy hoạch trên sổ đỏ, sổ hồng hoặc kiểm tra trực tiếp trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương.
2. Đất bàn giao không đúng trong sổ
Đây là trường hợp trong quá trình đi mua đất, chủ đất giao sổ nhầm của một mảnh đất khác. Trường hợp này có thể do nhầm lẫn từ phía chủ đất, hoặc có thể chủ đất có ý muốn l.ừa đ.ảo. Dù lý do có là gì thì bạn cũng sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
Bởi vậy, trước khi công chứng bạn nên yêu cầu chủ hoặc tự mình gọi địa chính để xác định lại, cũng như trích đo lại để tránh thừa thiếu, tranh chấp.
3. Mua đất trên sổ không biểu hiện đường
Trường hợp nhiều sổ đất vuông vắn, đẹp, nhưng lại không thể hiện đường trên sổ. Người mua nên lưu ý hỏi kỹ chủ đất, địa chính vì rất có thể ngõ, lối vào mảnh đất định mua thuộc sở hữu của nhà khác. Nếu chủ cũ vẫn ở mảnh đất đó thì có thể thương lượng nhưng nhiều trường hợp không hỏi kỹ sẽ không có ngõ để đi, chưa kể dính vào tranh chấp mệt mỏi.
Một trường hợp nữa khi mua đất phân lô dân tự chia ra, nhưng đường đi là do chủ phân lô tự lấy đất làm nên khi mắc điện không phải đất đường chung thì bên điện lực sẽ không kéo điện vào được.
4. Lỗ hổng trong hợp đồng công chứng
Thông thường khi công chứng bên mua và bán thỏa thuận để giá đất thấp nhất nhằm giảm tiền thuế. Việc làm này có 1 lỗ hổng rất đáng lo. Cụ thể nếu bên bán làm đơn không bán nữa và yêu cầu dừng ra sổ đỏ cho bên mua, cũng như đền bù lại bằng hợp đồng công chứng thì sẽ dựa trên số tiền đã thỏa thuận khi công chứng chứ không phải tiền giao dịch thực tế.
Do đó, khi giao dịch tiền đợt cuối, người mua nên có thêm văn bản mua bán số tiền thật, quay video hay chứng từ chuyển khoản làm xác nhận. Ngoài ra, người mua cũng nên xin lại cả bản hợp đồng mua bán ở phòng công chứng của bên bán.
Tóm lại, mua - bán hay đầu tư bất động sản đều phải có kiến thức. Hãy chắc rằng mảnh đất định mua “an toàn” để tránh được những rủi ro không đáng có.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận