4 bước xây dựng danh mục đầu tư tối ưu lợi nhuận
4 bước xây dựng danh mục đầu tư tối ưu lợi nhuận
Bước 1: Xác định tình hình tài chính và điều kiện của bản thân
Xác định tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân là nhiệm vụ đầu tiên trong việc xây dựng danh mục đầu tư. Trong đó, các mục quan trọng cần xem xét là tuổi và thời gian bạn có để tăng các khoản đầu tư của mình, số vốn để đầu tư và nhu cầu thu nhập trong tương lai. Một sinh viên vừa mới ra trường sẽ cần có một chiến lược khác với một người 55 tuổi và đã nghỉ hưu.
Yếu tố thứ 2 là tính cách và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. bạn có sẵn sàng mạo hiểm với khả năng bạn sẽ mất đi một số tiền lớn để có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hay không? Nhiều người muốn có được lợi nhuận cao từ năm này qua năm khác, nhưng nếu bạn không thể ngủ vào ban đêm khi các khoản đầu tư này giảm xuống trong ngắn hạn thì quả thực lựa chọn này không phù hợp.
Làm rõ tình hình hiện tại của bạn, nhu cầu cần vốn trong tương lai và khả năng chấp nhận rủi ro. Từ đó, xác định cách đầu tư của bạn nên được phân bổ theo các loại hình đầu tư nào.
Bước 2: Phân bổ vốn giữa các loại tài sản thích hợp
Khi đã xác định được danh mục đầu tư của bạn, tiếp theo bạn cần phân chia vốn của mình giữa các loại tài sản thích hợp. Bạn có thể chia nhỏ các lớp tài sản thành các lớp tài sản con, các lớp này cũng có rủi ro và lợi nhuận tiềm năng khác nhau. Ví dụ: một nhà đầu tư có thể phân chia phần vốn chủ sở hữu của danh mục đầu tư giữa các lĩnh vực khác nhau, có thể một ít cho lĩnh vực tiêu dùng, một ít cho lĩnh vực bất động sản,… Với trái phiếu có thể phân phân bổ giữa các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp,…
Bước 3: Đánh giá lại trọng số danh mục đầu tư
Khi bạn đã có một danh mục đầu tư đã thiết lập, bạn cần phải phân tích và cân bằng nó lại theo định kỳ vì những thay đổi về giá có thể khiến tỷ trọng ban đầu của bạn thay đổi. Để đánh giá sự phân bổ tài sản của bạn, hãy phân loại định lượng các khoản đầu tư và xác định tỷ trọng giá trị của chúng so với tổng thể.
Ngoài ra các yếu tố có thể thay đổi theo thời gian là tình hình tài chính hiện tại, nhu cầu tương lai và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Nếu những điều này thay đổi, bạn cần phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư của mình cho phù hợp.
Bước 4: Tái cân bằng chiến lược
Điều đáng chú ý ở bước này là:
Khi tái cân bằng và điều chỉnh lại danh mục đầu tư, bạn hãy dành một chút thời gian để xem xét tác động thuế của việc bán tài sản cụ thể tại thời điểm này.
Khi bạn đã xác định được mình cần giảm chứng khoán nào và giảm bao nhiêu, hãy quyết định thử xem bạn sẽ mua chứng khoán nào để bù đắp vào khoảng trống với số tiền thu được từ việc bán chứng khoán thừa cân. Lúc này bạn cần quay lại bước 2 để chọn chứng khoán của bạn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận