2 rủi ro nhà đầu tư cần theo dõi trong những tháng cuối năm 2024
Hai rủi ro nhà đầu tư cần theo dõi
Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp trong 2 tháng cuối năm
Lộ trình hạ lãi suất của Fed và áp lực tỷ giá ở Việt Nam trong hai tháng cuối năm 2024
Các yếu tố có thể làm chậm quá trình cắt giảm lãi suất của Fed trong năm 2025 bao gồm lạm phát dai dẳng (với cả CPI cốt lõi và PCE ổn định trong bốn tháng qua), tỷ lệ thất nghiệp ổn định cùng với việc tiếp tục tạo việc làm, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ, tăng trưởng GDP ổn định, và tăng trưởng bán lẻ tiếp tục, mặc dù ở tốc độ chậm lại.
Trái phiếu doanh nghiệp
Theo VIS Ratings, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trễ hạn thanh toán tích lũy trong giai đoạn tháng 4/2022 đến tháng 9/2024 trên toàn thị trường đạt khoảng 189.000 tỷ đồng. Phần lớn các trái phiếu bị trì hoãn thanh toán này đã được gia hạn thời hạn thanh toán bình quân 21 tháng và tối đa 24 tháng theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP. MAS dự đoán rằng áp lực từ lượng trái phiếu trễ hạn sẽ trở lại sau khi thời gian ân hạn kết thúc, gây áp lực đến thị trường trái phiếu trong các tháng còn lại của 2024 và dự kiến sẽ kéo dài sang 2025.
Ngoài ra, thống kê của VIS Ratings cho thấy khoảng 42.000 tỷ đồng trong số 240.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong 12 tháng tới có nguy cơ cao chậm trả nợ gốc, trong đó 47% số trái phiếu rủi ro cao này thuộc về lĩnh vực bất động sản nhà ở. Mặc dù đây vẫn là một rủi ro cần theo dõi, nhưng rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, như đã thấy vào năm 2022, chưa hoàn toàn hiện hữu, vì các ngân hàng thương mại đã chủ động tăng vốn cấp 2 để tái cơ cấu các khoản vay rủi ro cao trong suốt năm 2024.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận