24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Dũng Chín
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

10 dấu hiệu cho biết giá cổ phiếu sắp giảm

Giá cổ phiếu luôn là một trong những thứ khó đoán nhất trên thị trường chứng khoán. Nhưng các nhà đầu tư có thể vận dụng các dấu hiệu sau.

Nếu tồn tại một phương pháp nào đó cho biết chính xác khi nào giá cổ phiếu tăng (hoặc giảm), chúng ta sẽ sống cuộc sống của những tỷ phú, triệu phú. Những dự đoán thị trường là một công việc khó khăn. Sự biến động của giá cổ phiếu luôn diễn ra một cách khó đoán, một cổ phiếu có thể tăng giá một cách khủng khiếp bởi sự tham lam của những nhà đầu tư, ngược lại một cổ phiếu cũng có thể giảm giá rất nhanh. Ngoài ra, có rất nhiều dấu hiệu có thể giúp chúng ta biết khi nào một công ty có thể đang bị thị trường chứng khoán định giá quá cao và giảm mạnh.

Dù vậy, cần lưu ý rằng ngay cả khi một hoặc nhiều chỉ số áp nói rằng một cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn sắp xuống giá, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn nên bán.

Sau đây là 10 dấu hiệu nói giúp bạn nhận biết thời điểm giá cổ phiếu sẽ giảm:

Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) quá cao

Giá cổ phiếu thường được đánh giá dựa trên thu nhập nó mang lại, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi thu nhập của công ty trên cơ sở mỗi cổ phiếu. Nếu một cổ phiếu đang giao dịch ở mức 40 nghìn và kiếm được 2 nghìn đồng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ P/E của nó là 20. Nói chung, bất kỳ tỷ lệ P/E nào trên 25 đều được coi là cao, mặc dù điều quan trọng là phải xem xét tỷ lệ tăng trưởng dự kiến.

Nếu tỷ lệ P/E cao và một công ty dường như không có những thay đổi và ​​tăng trưởng trong tình hình kinh doanh hay công ty không có chiến lược để thích ứng với thị trường tương lai, thì cổ phiếu có thể đã chuẩn bị để giảm giá. Tỷ lệ P/E phù hợp và ổn định với mỗi công ty còn cần phải dựa vào ngành nghề kinh doanh, hình thức kinh doanh và các yếu tố khác. Bạn có thể so sánh cổ phiếu đó với các cổ phiếu khác trong ngành để xác định liệu nó có đang bị đánh giá quá cao hay không.

Trì hoãn trả cổ tức

Các công ty được yêu cầu công bố thu nhập của họ mỗi quý, nhưng đôi khi có thể trì hoãn việc đó vì nhiều lý do. Thông thường, đó là một dấu hiệu của những tin tức tiêu cực hoặc một số vấn đề khác. Chắc chắn không phải là khôn ngoan để bán cổ phiếu ngay lập tức khi công ty chậm đưa ra thông báo - ít nhất bạn nên nghe lý do của công ty và xác định xem chúng có hợp lệ hay không - nhưng đó có thể là một điềm báo của một tin xấu. Các nhà nghiên cứu từ Harvard lưu ý rằng tin tức về sự chậm trễ trong các báo cáo tài chính, kiểm toán, trả cổ tức có thể khiến giá cổ phiếu giảm 6% chỉ trong một ngày.

Giá đang giảm nhưng thanh khoản vẫn cao

Khi xác định xem liệu một cổ phiếu có tiếp tục giảm giá hay không, thanh khoản sẽ đem lại cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích. Nói chung, khi có càng nhiều những giao dịch được thực hiện, thanh khoản của cổ phiếu đó sẽ tăng, điều này nói lên rằng các nhà đầu tư đang hài lòng với mức giá này và họ sẽ tiếp tục mua và bán cổ phiếu với mức giá hiện tại. Vì thế, trong trường hợp giá đang tăng hoặc đăng giảm và thanh khoản vẫn cao, nhiều khả năng là giá sẽ tiếp tục đi theo chu kỳ hiện tại. Nếu bạn có xu hướng phân tích kỹ thuật cổ phiếu, đây thường được gọi là chỉ báo "tích lũy / phân phối", hãy tận dụng điều đó để mua và bán ở mức giá hợp lý nhất.

Cổ phiếu đang được giao dịch với giá cao hơn mức ước tính

Các nhà phân tích cổ phiếu thường đưa ra các ước tính về thu nhập trên mỗi cổ phiếu của một công ty trong báo cáo thu nhập. Và có một thứ được gọi là "giá thị trường ước tính" kết hợp ý kiến ​​của các nhà phân tích và xác định giá cổ phiếu hợp lý. Khi giá cổ phiếu cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích chứng khoán, đó là một dấu hiệu cho thấy công ty có thể bị định giá quá cao. Hãy cảnh giác với bất kỳ công ty nào đang giao dịch cao hơn 25% so với giá cổ phiếu ước tính.

Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh

Việc những đối thủ mới, những công ty mới bất chợt tham gia vào thị trường không còn là một hiện tượng lạ. Một công ty với sản phẩm sáng tạo và được ưa dùng, công việc kinh doanh đang diễn ra thuận lợi trong một vài năm. Nhưng sau đó, một công ty lớn hơn phát hành một sản phẩm tương tự và họ có đủ nguồn lực để sản xuất ở quy mô lớn và hạ giá. Đây chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Bên cạnh đó, có những công ty đưa ra những sản phẩm có thể thay thế sản phẩm gốc trên thị trường với những tính năng, cách dùng tương tự.

Điều đó đã xảy ra với Blackberry, sau khi Apple giới thiệu iPhone. Chúng ta cũng đã thấy sự xuất hiện nhà sản xuất máy ảnh GoPro, sau khi Sony, Garmin và những người khác tuyên bố họ sẽ sản xuất những chiếc máy ảnh chống rung. Lúc này, tình hình kinh doanh của công ty sẽ chịu thêm các áp lực bị ảnh hưởng tiêu cực, tác động đến giá cổ phiếu.

Lượng hàng tồn kho tăng nhưng doanh thu bán hàng thì không

Nếu bạn kiểm tra báo cáo tài chính của công ty và phát hiện ra trong thời gian hoạt động qua, số lượng hàng tồn kho tăng, hãy tìm hiểu về tình hình kinh doanh của công ty trong năm vừa qua. Hàng tồn kho là những hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, sản xuất và chưa được đem bán trên thị trường.

Hãy xem xét tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu của công ty. Tỷ lệ phù hợp tùy thuộc vào ngành. Tỷ số này cho bạn biết về tốc độ luân chuyển hàng hóa và dòng tiền trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Nếu có vẻ như một công ty có nhiều hàng tồn kho mà không bán được, doanh thu của công ty sẽ giảm, nó có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn và giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng.

Những tin xấu bất ngờ ập đến

Một hãng hàng không đối mặt với một vụ tai nạn máy bay, một hãng xe đối mặt với một đợt thu hồi sửa chữa lớn, một công ty dược phẩm bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm từ chối sản phẩm, đều sẽ gặp những sự sụt giảm về mặt tài chính, cụ thể là giá cổ phiếu và các nguồn đầu tư. Mọi công ty đều có thể phải chịu một sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của họ.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi phân tích các vấn đề này. Một sự kiện tiêu cực lớn có thể khiến giá cổ phiếu sụt giảm, nhưng không có nghĩa là công ty làm ăn không tốt hay bộ máy tổ chức, kinh doanh không tốt. Hãy xem xét liệu công ty có thể vực dậy sau những tai nạn trên hay không, nếu có, bạn có thể mua với một mức giá cổ phiếu thấp.

Những chỉ số chỉ số kinh tế không tốt

Có thể dự đoán giá cổ phiếu của một số công ty sẽ hoạt động như thế nào dựa trên những số liệu thống kê, thứ phản ánh tình trạng tổng thể của nền kinh tế Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp và kết quả khảo sát niềm tin của người tiêu dùng có thể là những chỉ số ảnh hưởng đến các nhà bán lẻ. Không phải tất cả các công ty đều tham gia vào nền kinh tế chung theo cách giống nhau, nhưng một số công ty rất nhạy cảm với các báo cáo này.

Những công ty phụ thuộc vào nền kinh tế thị trường có thể gặp nhiều khó khăn trong những thời kỳ nền kinh tế đi xuống bởi những lý do khác nhau. Độ liên kết giữa công ty và thị trường được đo bằng chỉ số beta, thứ được đính kèm tại các sàn giao dịch và diễn đàn thông tin trực tuyến. Nếu beta của một công ty lớn hơn 1, công ty đó sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ các yếu tố ngoại cảnh so với thị trường chung. Nếu thị trường đi xuống, giá cổ phiếu của những công ty đó thường giảm mạnh.

Thay đổi lãnh đạo công ty

Thông thường, cổ đông thích nhìn thấy sự ổn định hoặc một sự thay đổi tiềm năng trong ban lãnh đạo công ty, đặc biệt khi người điều hành cấp cao nhất là một nhân vật có ảnh hưởng lớn. Một người lãnh đạo tài năng hiển nhiên sẽ giúp công ty kinh doanh tốt hơn, ngoài ra, anh ta có thể có được sự tin cậy từ các nhà đầu tư và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của tổ chức.

Hãy xem xét điều gì đã xảy ra với Apple sau khi Steve Jobs qua đời, giá cổ phiếu của họ giảm khoảng 8% trong vài ngày. Một công ty hoạt động tốt sẽ có sẵn một kế hoạch kế nhiệm tốt, vì vậy việc thay đổi lãnh đạo không phải lúc nào cũng là một vấn đề lớn. Và đôi khi thay đổi sẽ tốt hơn. Chỉ cần biết lý do của một công ty đằng sau sự thay đổi và hiểu rằng giá cổ phiếu có thể phản ứng trong một thời gian ngắn khi sự thay đổi lãnh đạo diễn ra.

Những thông số, những báo cáo về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ cho bạn góc nhìn chung về việc liệu có nên đầu tư vào công ty đó hay không. Nhưng hãy kiểm soát cảm xúc, đừng để những dấu hiệu trên kích thích nỗi sợ trong bạn và bán tháo cổ phiếu một cách thiếu tính toán.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả