Sự thật đằng sau thông tin bất động sản tăng giá ở khắp nơi.
Trên các báo hay trên các diễn đàn đều đưa tin giá bất động sản đang tăng nóng ở khắp nơi.
Đặc biệt, dù ảnh hưởng của dịch nhưng giá đất nền vẫn tăng mạnh tại nhiều địa phương.
Theo các số liệu báo cáo từ các địa phương thì giá đất khu vực vùng ven Hà Nội như Quốc Oai tăng 20%, Ba Vì tăng 45%, một số điểm thuộc Hòa Bình tăng 46%, Bắc Ninh 20%, Hưng Yên 26%. Tại các địa phương khác hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn như: Thanh Hóa; TP Thủ Đức, H.Cần Giờ của TP HCM, Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai...
Ở khu vực nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương tăng bình quân khoảng 8 - 10%. Trong đó, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao.
Nguyên nhân giá tăng? Có phải là do giá trị bất động sản tăng hay do cung - cầu?
Theo 1 số chuyên gia, nhu cầu đầu tư vẫn có nhưng việc tăng giá bất động sản là do có hiện tượng các nhà đầu cơ câu kết ôm hàng, làm giá, tạo sóng, thổi giá, gây sốt ảo.
Ví dụ tại TP HCM ngay sau khi thông tin các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè sẽ lên quận, lên thành phố tại thì lập tức “giá đất trên mạng” đã được đẩy lên. Báo đưa tin càng làm cho mọi thứ càng nóng lên.
Và thực tế có đúng như vậy không?
Theo khảo sát thì thực giao dịch gần như không tăng mạnh như tin đồn.
Vì hiện tại giá nhà đất ở TP HCM vẫn đang quá cao so với thu nhập chung của đại đa số người dân
Hiện tại giá đất ở Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè về cơ bản không có biến động gì.
Chỉ những dự án được đầu tư bài bản có tăng một chút theo tiến độ ra hàng của CĐT và được hỗ trợ bởi nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi.
Thực tế thông tin tăng giá chủ yếu do môi giới và đầu cơ tung tin để “dụ” khách hàng xuống tiền.
Ví dụ khác: Năm 2018 ở thị trường Bà Rịa Vũng Tàu các NĐT mua đất theo lời giới thiệu của môi giới hay gần đây các NĐT chạy theo thông tin làm sân bay, đường cao tốc tại Bình Thuận mà mua vào những khu đất đang sốt nóng với giá rất cao.
Sau đó, khi NĐT muốn bán thì không thể ra hàng được mặc dù giá giảm khá mạnh hoặc thời gian sau chỉ bán được khi thị trường lại được tạo sóng bởi những nhà đầu cơ khác và được mua lại với giá khá rẻ.
Mặt khác, nguyên nhân góp phần vào việc giá bị đẩy lên rất cao là do các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn còn nhiều hạn chế, thiếu tính minh bạch (như thông tin quy hoạch sân bay Tecnich tại Bình Phước, quy hoạch hành chính H.Thủy Nguyên tại Hải Phòng, điều chỉnh bảng giá đất tại Đà Nẵng…).
Bên cạnh đó, thị trường BĐS vẫn còn các CĐT làm các dự án chưa đủ cơ sở pháp lý, điều kiện huy động vốn hoặc dự án không có thật (dự án ma) để lừa đảo, chiếm dụng tiền huy động của người mua.
Thời gian sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch BĐS. Các tổ chức, cá nhân muốn hành nghề môi giới BĐS phải có chứng chỉ hành nghề. Hy vọng việc kiểm soát này sẽ chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, thổi giá gây nhiễu loạn thông tin thị trường BĐS.
#dautunhuthenao
#dautuhieuqua
#daututhongminh
Chia sẻ thông tin hữu ích