Nhóm ngành được hưởng lợi trong quý II/2022
+ Xung đột vũ trang giữa Nga và Ukcraine vẫn chưa hạ nhiệt và ngày càng có diễn biến phức tạp.
+ Sức ép tăng lãi suất từ FED: Đêm 4/5/2022 FED sẽ họp và dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản cùng công bố kế hoạch giảm bảng cân đối kế toán 9 nghìn tỷ USD khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Tư (4-5). Phố Wall kỳ vọng lãi suất chuẩn của Fed sẽ tăng lên 2,89% vào cuối năm, từ mức 0,33% hiện nay.
+ Lạm phát toàn cầu đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng: Ngay cả trước cuộc xung đột Ukraine, giá cả đã tăng cao kỷ lục ở nhiều quốc gia, gồm Mỹ, Anh và Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), do đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thúc đẩy nhu cầu hàng hóa khi các nước phục hồi sau dịch. Cuộc xung đột Moskva và Kiev làm trầm trọng thêm những vấn đề này bởi Nga và Ukraine cung cấp một lượng lớn khí đốt, dầu mỏ, lúa mỳ, phân bón và các nguyên liệu khác trên toàn cầu, đẩy giá năng lượng và lương thực tăng cao, đặc biệt ở châu Âu
+ Trung quốc đóng cửa biên giới khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn: Nỗ lực chống COVID-19 tại Trung Quốc đang gây tắc nghẽn trên các tuyến đường bộ, bến cảng, khiến công nhân mắc kẹt và đóng cửa vô số nhà máy. Số lượng tàu container xếp hàng chờ tại cảng Thượng Hải - cảng container nhộn nhịp nhất thế giới đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu tháng 4, và gần gấp ba lần con số một năm trước.
+ Trạng thái bình thường mới đang có hiệu quả rõ rệt và giúp nền kinh tế khôi phục nhanh chóng: Số ca nhiểm đang có xu hướng giảm rõ rệt, ngày 4/5 Bộ Y tế cho biết có 3.088 ca mắc mới COVID-19 tại 48 tỉnh, thành phố; Trong ngày có hơn 42.000 bệnh nhân khỏi, cao gấp 14 lần số mắc mới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021.
+ Gói cứu trợ 350.000 tỷ bắt đầu được giải ngân từ Q2.2022: Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến trong năm 2022 này, sẽ giải ngân khoảng 50% của gói 350.000 tỷ đồng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và sẽ bắt đầu giải ngân từ Q2.2022
+ Ngoài ra, Chính phủ công bố giảm thuế môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu để điều chỉnh giá xăng dầu trong nước. Cụ thể, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu diesel/mazut, dầu hỏa dự kiến giảm lần lượt là 2.000 đồng/lít, 1.000 đồng/lít và 700 đồng/lít so với mức thuế hiện hành. Chính sách áp dụng từ ngày 01/04/2022 đến hết năm 2022.
+ Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định về gói bù lãi suất 40.000 tỷ đồng (thuộc gói kích thích kinh tế), dự kiến sẽ trình Chính phủ vào cuối tháng 3.
+ Trước đó, Chính phủ đã giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với một số sản phẩm kể từ đầu tháng 2/2022 để thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Chính sách này sẽ có hiệu lực đến ngày 31/12/2022.
*Các ngành mà được hưởng lợi từ một trong nhiều các yếu tố trên sẽ là nhóm ngành sẽ hấp dẫn dòng tiền trong thời gian tới.
Dưới đây là một số nhóm ngành vẫn sẽ có những triển vọng tích cực trong Quý 2 và nửa cuối năm 2022.
+ Kim ngạch xuất khẩu quý 1.2022 tăng mạnh đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% cùng kỳ 2021, TQ và Mỹ là 2 quốc gia có sự tăng trưởng lớn nhất lần lượt 88,3% và 65,05%, Xuất khẩu tôm Q1/2022 trên 900 Triệu USD cao hơn 37% quý 1/2021, cá tra tăng trưởng 88%.
+ Biên lợi nhuận gộp của hầu hết các công ty đã công bố BCTC đều có sự gia tăng mạnh vào Q1/2022. Biên lợi nhuận gộp gia tăng là do:
(1) Giá bán hồi phục mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế.
(2) Thị trường Mỹ và Châu Âu vốn có biên gộp cao có sự tăng trưởng lớn
(3) giá dầu tăng cao khiến ngư dân không muốn ra biển đánh bắt tạo ra sự khan hiếm nguồn cung hải sản giúp giá của một số loại thủy sản tăng cao.
+ Các tiêu chí để lựa chọn các doanh nghiệp ngành thủy sản:
(1) Ưu tiên chọn các DN có thị phần xuất khẩu lớn ở Mỹ, Nhật, Châu Âu…
(2) Khả năng tự chủ được nguyên liệu giống đầu vào
(3) Biên Lợi nhuận gộp tăng mạnh
(4) Ảnh hưởng ít bởi chính sách Zero-covid của Trung Quốc
(5) Lịch sử về mặt pháp lý đối với các thị trường chủ lực tốt. +1 số doanh nghiệp tiềm năng như VHC, ANV, ACL…
+ Chính phủ cho phép mở cửa toàn bộ ngành du dịch từ 15/3/2022 tạo ra cơ hội phục hồi mạnh cho ngành hàng không và du lịch. Quý I/2022, khách quốc tế ước đạt gần 91 nghìn lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 82,3 nghìn lượt người, chiếm gần 90,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 165,2%. Du lịch nội địa với lượng khách ước đạt 26,1 triệu lượt người.
+ Trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay khoảng nửa tháng, nhiều khách sạn ở Phú Quốc, Bình Thuận, Đà Nẵng... gần kín phòng, nhu cầu của khách mua tour đi du lịch cũng tăng cao, nhiều nơi dự báo quá tải. +Hầu hết các quốc gia đã nới lỏng các quy định xuất nhập cảnh trừ Trung Quốc, điều này sẽ khiến nhu cầu di chuyển hồi phục. Riêng ở Việt Nam đã nới lỏng tối đa các biện pháp phòng dịch khi miễn dịch cộng đồng đã ở mức cao, điều này tạo cơ sở cho các hoạt động du lịch, di chuyển công việc phục hồi trong thời gian tới. +Ưu tiên chọn lựa các doanh nghiệp vận tải hành khách như HVN và VJC, hoặc các doanh nghiệp dịch vụ hàng không bị ảnh hưởng bởi đại dịch như AST…
- NGÀNH XÂY DỰNG ĐẦU TƯ CÔNG
+ Mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6-6,5% và chờ đợi cú hích hạ tầng từ Q2.2022: Xuất khẩu, Tiêu dùng và Đầu tư Công được xem là 3 trụ cột của Chính phủ trong hoạt động phục hồi và tăng trưởng kinh tế 2022. Trong khi Tiêu dùng chưa hồi phục hoàn toàn, Xuất khẩu đang gặp vấn đề do xung đột và lạm phát thì Đầu tư công là điểm nhấn còn lại và dễ tác động vào nhất. Vì thế trong thời gian 3-5 năm tới, Đầu tư công là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt và được Chính phủ tập trung nguồn lực cho các dự án hạ tầng nhằm kích thích tăng trưởng và hỗ trợ phục hồi kinh tế thể hiện ở
(1) 26 dự án giao thông trọng điểm trải dài từ Bắc đến Nam sẽ lần lượt hoàn thành trong năm 2022. Bộ Giao thông vận tải cũng đã được giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 với tổng ngân sách 50.328 tỷ đồng chiếm tới 23,5% kế hoạch vốn năm 2022 của khối các bộ, ngành, cơ quan trung ương và chiếm 9,7% kế hoạch vốn 2022 của cả nước.
(2) Dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô, vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu là 5 hạ tầng trọng điểm triển khai trong giai đoạn 2021 – 2026. Tổng chiều dài của 5 dự án này khoảng 500km, vốn đầu tư gần 256.000 tỉ đồng Theo chỉ đạo của thủ tướng cần hoàn thành 5 dự án trong nhiệm kỳ 2021 – 2026.
+ Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022, tính đến 31/3/2022 là 61.536,08 tỷ đồng, đạt 11,03% kế hoạch (đạt 11,88% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2021 đạt 11,95% kế hoạch và đạt 13,17% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Q1/2022 Giải ngân chậm do cần lập kế hoạch và giá vlxd tăng tuy nhiên Chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ Q2/2022, giải ngân gói đầu tư cơ sở hạ tầng (thuộc gói kích thích kinh tế) từ tháng 4/2022. Gói này trị giá khoảng 113.050 tỷ đồng Chính phủ dự kiến sẽ giải ngân trong 2 năm 2022-2023.
+ Ưu tiên các Doanh nghiệp có: (1)Năng lực thi công (2) Năng lực tài chính mạnh và sức khỏe tài chính tốt (3) Các dự án đang triển khai sắp ghi nhận tiềm năng (4) Một số DN đáng chú ý VCG, HHV, CTI…
Chia sẻ thông tin hữu ích