menu
24hmoney

Bài của Tạ Duy Cường

Pro
LẠI CÁI THỜI SỐT ĐẤT…NHỮNG BÀI HỌC NHỚ ĐỜI
Khi cuộc sống khó khăn dịch bệnh kéo dài việc kinh doanh trở lên khó khăn hơn và nhà nước thì liên tục bơm tiền để phục hồi kinh tế thì phần lớn dòng tiền trong xã hội nhàn dỗi rất nhiều thì mọi người tìm đến những kênh đầu cơ để thay vì đầu tư để tìm kiếm một cơ hội thay đổi tài chính như chứng khoán, Bitcoin,vàng , hay những sàn Forex tự phát vv... Rồi từ tới nay tới lượt bất động sản.
Trong giai đoạn này nhà nhà quan tâm tới bđs họ mang một tư duy đầu cơ hơn là đầu tư với mong muốn kiếm một chút lời trong một con sóng ngắn hạn ,ai cũng không muốn để tiền chết và bị bỏ rơi lại phía sau trong một làn sóng FOMO bđs mạnh mẽ .
Nhưng anh chị hãy cẩn thận vì qua những thời kỳ sốt đất nhiều người đã tán gia bại sản không ngóc đầu lên được cũng chỉ chạy theo những con sóng mà giá trị thựv thì ít đầu cơ thì nhiều . Phần lớn ( không phải tất cả ) đều bị đám đông làm loá mắt bị dắt mũi theo những thông tin quy hoạch vẽ hay những lời đồn đoán ,những bức tranh đầy màu hồng của đội đầu cơ và sale vẽ ra, tâm lý dễ xao động trước thông tin, trước sự hỗn loạn. Cảm xúc rạo rực trước đám đông đang tranh nhau mua bán trước mắt, cảm xúc này thật sự rất nguy hiểm. Tất cả tạo ra một bức tranh rất nóng với những hình ảnh cọc liên tục , những đoàn xe oto sếp dài , những bài báo hết lời ca tụng một khu vực nào đó ( báo chỉ có 5tr là thuê được 1 bài rồi anh chị ạ nên báo không còn uy tín như xưa nữa )
Nhiều người mua bđs với một suy nghĩ bất động sản là thứ dễ, thanh khoản riêng vấn đề công đoạn để bán ra nó cũng không đơn giản . Để người muốn bán và người cần mua gặp được nhau thường luôn phải qua một kênh chung gian đó là môi giới.
Điều đáng nói ở đây là nhiều môi giới không chỉ lấy hoa hồng mà còn kênh thêm chênh lệch khá cao. Chính điều này nó làm cho bất động sản của người bán thanh khoản chậm hơn nữa.
Đó là chưa kể tới bất động sản tốt - xấu.
Những cơn sốt đất lại làm tối phải nhắc tới loại đất mà tôi hay gọi là đất chăn bò, cái loại đất là 10 năm sau cũng ko có ai về ở. Mua vào lại ngậm ngùi cắt lỗ..
Rồi cũng có những loại dự án mà hơn 80% người ở rất xa mua vào, không hề có người dân bản địa mua, bởi lẽ người ta chả thèm...
Nếu dân bản địa không mua có 3 lí do:
- Một là họ nghèo không có tiền.
- Hai là giá đất dự án đó quá cao so với mặt bằng chung khu vực.
- Ba là họ không biết thông tin một ông lớn nào đó sắp về.
- Với trường hợp thứ nhất, nếu phần lớn dân bản địa thu nhập thấp vậy bạn mua bất động đó làm gì? Vì trong tương lai chẳng ai muốn sống ở nơi có thu nhập thấp cả. Ai chẳng muốn tìm đến vùng đất giàu có và có nhiều cơ hội hơn?
- Trường hợp thứ 2 nếu giá đất quá cao so với mặt bằng chung khu vực. Nhiều lắm, nhiều chủ đầu tư “ngáo giá” hoặc là họ dùng bạn để Test giá vv.. Vậy nếu mua vào thì có thể bạn đã mua ngay đỉnh giá rồi. Nếu giá nó thật sự hợp lý, thì bạn yên tâm, những người có tiền ở khu vực đó sẵn sàng đầu tư trước cả bạn.
- Với trường hợp thứ 3 cá nhân tôi nghĩ người dân bây giờ chẳng ai dốt cả. Nhất là cái khu vực dân trí mà một ông lớn sẵn sàng đổ tiền vào. Vậy nên đừng nghĩ người dân không biết. Có chăng bạn chính là người không biết và bị đội làm giá “úp sọt”...
- Thường nhiều người khi thấy thông tin về một vùng đất sốt có mặt trên khắp các trang báo ,tivi, tời rơi … rồi mới lao vào mua thì thật sự rất nguya hiểm ,bởi lúc này chính đội cá mập đang tạo sóng để ra hàng . Có thể anh chị tham gia GĐ cũng được nhưng nếu được thì lợi nhuận khá thấp và độ rủi do cao hơn rất nhiều .
Ở cái thời sốt đất này. Đầu tư là đúng, nhưng đầu tư như thế nào cho đúng thì lại là một câu chuyện khác.
Cơ hội nhiều năm lại có một lần, nhưng hãy cẩn trọng với đồng tiền mồ hôi nước mắt của bạn . Không ai có thể thay bạn quyết định và bạn phải có trách nhiệm với những quyết định và đồng tiền của mình .
Bài viết được cá nhân tổng hợp sưa tầm và trình bày theo quan điểm cá nhân rất mong được sự chia sẻ và đóng góp từ anh chị .
.#tvg
.#Shareskeobds
LẠI CÁI THỜI SỐT ĐẤT…NHỮNG BÀI HỌC NHỚ ĐỜI. Khi cuộc sống khó khăn dịch bệnh kéo dài việc kinh doanh  ...
Nhà đầu tư lưu ý
12 Yêu thích
20 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ