KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM: CHẾ BIẾN CHẾ TẠO & XUẤT KHẨU LÀ ĐIỂM SÁNG
Theo báo cáo chiến lược mới nhất của SSI Reseach trong Tháng 7 này, thì số liệu vĩ mô Quý 2 và 6 tháng đầu năm tiếp tục có xu hướng hồi phục luân phiên:
• Tăng trưởng GDP Quý 2/2024 vượt xa kế hoạch của Chính phủ và tiếp tục cho thấy các xu hướng hồi phục luân phiên với động lực chính từ khối FDI trong khi tiêu dùng chưa bứt phá và thấp hơn tốc độ tăng trưởng tiềm năng trước Covid-19.
• Dòng vốn FDI giải ngân và đăng ký mới bật tăng mạnh trong tháng 6, trong khi tỷ lệ giải ngân đầu tư công ghi nhận tăng trưởng giảm trên mức nền cao trong năm 2023.
• Lạm phát chỉ tăng nhẹ trong tháng 6, nhưng áp lực lạm phát sẽ lớn hơn nhiều trong nửa cuối năm với việc điều chỉnh tăng lương cơ sở.
• Áp lực tỷ giá tiếp tục trong tháng 6 và NHNN duy trì sử dụng các biện pháp can thiệp nhằm ổn định thị trường.
• Mặt bằng lãi suất trên thị trường 2 hạ nhiệt nhưng lãi suất trên thị trường 1 tăng ở hầu hết các kỳ hạn, tập trung ở nhóm ngân hàng vừa và nhỏ.
=> Tăng trưởng GDP đã có sự cải thiện rõ rệt nhờ hồi phục từ nhóm sản xuất chế biến chế tạo và xuất nhập khẩu, trong khi tiêu dùng được kỳ vọng sẽ có sự bứt phá trong nửa cuối năm với sự giúp đỡ từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Do vậy, tăng trưởng GDP đạt và có thể vượt kế hoạch 2024 và khả năng tiếp tục phải nới lỏng chính sách tiền tệ là thấp và Chính phủ có thể sẽ phải tập trung hơn vào các yếu tố mang tính ổn định kinh tế vĩ mô, ví dụ như lạm phát (áp lực tăng lương từ 1/7) hay tỷ giá (nếu FED tiếp tục trì hoãn việc giảm lãi suất).
Chia sẻ thông tin hữu ích